Virus cúm tồn tại quanh năm nhưng phát triển mạnh vào mùa đông
Cảnh báo: Cúm A/H5N1 vừa xuất hiện có thể lây sang người
Cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát vào cuối năm
Mùa đông dễ bị cảm cúm - đúng hay sai?
Việt Nam chưa ghi nhận virus cúm gia cầm A/H5N8
Mùa đông dễ bị cảm cúm - đúng hay sai?
Tử vong do mắc cúm thường
Ngày 24/12, bệnh nhi này xuất hiện các hội chứng cúm thông thường như đau họng, ho và sốt nhẹ. Đến trưa cùng ngày, cơn sốt tăng dần kèm theo hiện tượng khó thở nên gia đình đưa bé vào bệnh viện địa phương khám. Chụp X-quang cho thấy phổi trái của bệnh nhi trắng xóa và lan dần sang phổi phải kèm theo hiện tượng suy hô hấp tiến triển nhanh. Các bác sỹ đã đặt nội khí quản cho bệnh nhi và chuyển thẳng cháu đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng suy hô hấp rất nặng nên được thở máy ngay và dùng thuốc Tamiflu theo phác đồ điều trị hội chứng cúm. Tuy nhiên, sau gần 2 giờ cấp cứu, diễn biến của bệnh nhi xấu dần, oxy máu xuống thấp, xuất hiện suy đa phủ tạng rồi tử vong.
Kết quả xét nghiệm khẳng định bệnh nhi này dương tính với virus cúm B khiến các bác sỹ không khỏi bất ngờ. Diễn tiến bệnh ở cháu bé nhanh hơn rất nhiều so với những trường hợp nhiễm virus cúm trước đó. “Do bệnh tiến triển quá nhanh nên chưa thể khẳng định bệnh nhi có mắc thêm một bệnh lý nào khác hay không”, bác sỹ Cấp băn khoăn.
Không nên chủ quan khi bị nhiễm cúm
Theo bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, virus cúm tồn tại quanh năm nhưng phát triển mạnh vào mùa đông. Đa phần người nhiễm cúm sẽ có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, đau họng, nhức mỏi...; Nếu không bị bội nhiễm và biến chứng bất thường thì bệnh có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhất định diễn tiến thành cúm ác tính.
Cần hiểu rõ để tránh bệnh cúm
Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm. Bệnh được xem là bệnh của đường hô hấp nhưng lại gây ảnh hưởng toàn bộ cơ thể. Bệnh có thể gặp ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ em, người già và những người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường, bệnh tim mạch… Giai đoạn đầu của cúm thường kéo dài khoảng 3 ngày gồm các triệu chứng như sốt, lạnh run, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ăn không ngon. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng hô hấp sẽ xuất hiện như ho khan, sổ mũi, đau họng. Sốt là triệu chứng quan trọng, nhiệt độ thường tăng nhanh và cao đến 40 - 41°C, sốt thường kéo dài 3 ngày đầu, nhưng có thể đến 4 - 8 ngày.
Ở trẻ em dưới 5 tuổi, bị cúm thường nhẹ, sốt như cảm lạnh. Ở trẻ sơ sinh cúm có biểu hiện như: Viêm tai, viêm chũm, viêm thanh quản cấp, có khi nhiễm độc thần kinh nặng nề. Ngoài ra còn nhiều thể không rõ triệu chứng hoặc thể nhẹ, giống cảm lạnh (chỉ có hắt hơi, sổ mũi, ho) có thể gặp thể nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch, thần kinh.
Hô hấp là biến chứng chủ yếu và nặng nhất, viêm phổi tiên phát và thứ phát trong đó viêm phổi tiên phát là nặng nhất, nhiệt độ không giảm vào ngày 3 - 5 mà tiếp diễn, kèm khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn rồi tử vong nếu không điều trị.
Tiêm vaccine là biện pháp phòng cúm tốt nhất
Bệnh cúm còn đánh thức những bệnh tiềm tàng như viêm tai, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu... Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai hay gây biến chứng phổi hoặc sảy thai. Nếu mắc trong 3 tháng đầu có thể gặp bệnh lý thai, nhất là về hệ thần kinh trung ương, gây quái thai. Bệnh cúm ác tính hiếm gặp nhưng tử vong cao, khởi đầu như cúm thường, rồi xuất hiện hội chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính gây tử vong do thiếu oxy máu không khắc phục được.
Khi chớm bệnh cúm, cần kịp thời triển khai các biện pháp phòng bệnh ngăn chặn dịch lan truyền. Khi phát hiện bệnh nhân, nên cách ly tại nhà, cách ly phân tán không tập trung. Khi tiếp xúc với bệnh nhân thì người lành, nhân viên y tế mang khẩu trang dày 4 lớp gạc, tránh tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách gần (dưới 1m).
Khi bệnh lan tràn thành dịch, cần tạm thời đóng cửa các trường học, không tổ chức các buổi tập trung đông người. Dùng các biện pháp dự phòng đặc hiệu như: Kháng virus, interferon, vaccine...
Bệnh cúm có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng. Hiệu quả của việc phòng cúm bằng vaccine đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng. Đa số các quốc gia trên thế giới khuyến cáo người dân cần tiêm phòng trong suốt mùa cúm, nhất là đối tượng trẻ em, người già và những người có bệnh mạn tính. Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc tiêm phòng vaccine đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm, giảm tử vong do cúm đến 70 - 80%. Ngay cả người khoẻ mạnh, việc tiêm phòng cúm làm giảm 70 - 90% nguy cơ mắc bệnh cúm.
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; Đảm bảo ăn chín, uống sôi; Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn