- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Bạn cần dùng thuốc điều trị nếu nhịp tim không giảm khi áp dụng các biện pháp cơ học
Ngoại tâm thu thất chùm đôi là gì và cách trị thế nào?
Rối loạn nhịp tim có làm giảm tuổi thọ trung bình?
Cách xử trí nhịp nhanh thất và ngăn ngừa tái phát?
Tim đập nhanh đột ngột: Nguyên nhân và cách xử trí
Nhìn chung, trong trường hợp nhịp tim nhanh do bệnh lý tim mạch, hoặc nhịp tim nhanh có thể dẫn tới các biến chứng tim mạch nghiêm trọng khác, bác sỹ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc điều trị để ổn định nhịp tim.
Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị nhịp tim nhanh thường được bác sỹ kê đơn:
Thuốc chống loạn nhịp tim
Thuốc chống loạn nhịp tim có thể khôi phục nhịp tim bình thường bằng cách thay đổi lại dòng điện tim bằng cách tác động lên các kênh ion tại tế bào cơ tim, Nhờ đó làm giảm nhịp tim và cải thiện các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực cho người bệnh. Nhóm thuốc này thường dùng cho người bị nhịp tim nhanh trên thất, ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ…
Hầu hết các loại thuốc chống loạn nhịp tim đều phải dùng lâu dài. Các loại thuốc phổ biến nhất trong nhóm này có thể kể đến như:
- Amiodarone (Cordarone, Pacerone).
- Flecainide (Tambocor).
- Ibutilide (Corvert), tuy nhiên loại thuốc này chỉ được truyền qua đường tiêm tĩnh mạch.
- Lidocaine (Xylocaine), loại thuốc này cũng chỉ được truyền qua đường tiêm tĩnh mạch.
- Procainamide (Procan, Procanbid).
- Propafenone (Rythmol).
- Quinidine.
- Tocainide (Tonocarid).
Mặc dù các thuốc này có tác dụng chống loạn nhịp tuy nhiên chúng có thể gây tác dụng phụ là làm cho chứng rối loạn nhịp tim trở nên nặng nề hơn như gây xoắn đỉnh hoặc làm giảm sức bóp cơ tim… Vì vậy, ngay khi có các biểu hiện bất thường như tim đập nhanh đột ngột, hồi hộp trống ngực, choáng ngất thì bạn nên báo lại với bác sỹ và tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Không tự ý ngưng thuốc, tăng giảm liều hay thay đổi thuốc khi chưa được chỉ định của bác sỹ.
Thuốc chẹn kênh calci
Thuốc chẹn kênh calci là nhóm thuốc điều trị nhịp tim nhanh khá phổ biến
Bác sỹ có thể kê đơn thuốc chẹn kênh calci để làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu tới tim, làm chậm nhịp tim và giúp giảm đau tức ngực cho người bị nhịp tim nhanh. Thuốc này làm giảm nhip tim bằng cách ngăn chặn dòng ion calci di chuyển vào tế bào cơ tim (nồng độ calci cao là yếu tố kích hoạt phản ứng co cơ tim).
Nhóm thuốc chẹn kênh calci thường được sử dụng lâu dài, bao gồm các loại thuốc sau:
- Amlodipine (Norvasc).
- Diltiazem (Cardizem, Tiazac).
- Felodipine.
- Isradipine.
- Nicardipine (Cardene SR).
- Nifedipine (Procardia).
- Nisoldipine (Sular).
- Verapamil (Calan, Verelan, Covera-HS).
Các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng chú ý bao gồm phù chi, nhịp tim nhanh, chóng mặt, táo bón, nhức đầu… và một số tác dụng nghiêm trọng như phát ban, dị ứng. Vì vậy bạn chỉ dùng thuốc khi được bác sỹ chỉ định và liên hệ ngay với chuyên gia y tế khi có các biểu hiện bất thường.
Thuốc chẹn beta giao cảm
Thuốc chẹn beta có thể ngăn chặn hoạt động của hormone adrenaline - một chất gây co mạch, tăng nhịp tim. Điều này có thể làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp và làm giảm căng thẳng cho trái tim.
Thuốc chẹn beta có thể làm chậm nhịp tim, giảm căng thẳng cho trái tim
Các loại thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm:
- Acebutolol (Sectral).
- Atenolol (Tenormin).
- Bisoprolol (Zebeta).
- Metoprolol (Lopressor, Toprol-XL).
- Nadolol (Corgard).
- Propranolol (Inderal LA, InnoPran XL).
Các thuốc chẹn beta giao cảm có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, tay chân lạnh, đau đầu, tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày… hoặc co thắt phế quản, che lấp triệu chứng hạ đường huyết nên thuốc thường không được chỉ định cho người bệnh đái tháo đường, hen suyễn. Đặc biệt, việc ngưng đột ngột thuốc nhóm này có thể khiến rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn, vì vậy bạn cần phải giảm liều từ từ theo hướng dẫn của bác sỹ.
Nhóm thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu (hay thuốc làm loãng máu) là các loại thuốc giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông có thể gây đau tim, đột quỵ. Theo đó, nhóm thuốc này không trực tiếp giảm nhịp tim nhưng có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh, đặc biệt là bệnh rung nhĩ.
Các loại thuốc phổ biến trong nhóm thuốc chống đông máu có thể kể tới như:
- Aspirin.
- Warfarin (Coumadin, Jantoven).
- Enoxaparin (Lovenox).
- Dabigatran (Pradaxa).
- Rivaroxaban (Xarelto).
Tuy nhiên các thuốc này có thể gây chảy máu quá mức. Và những người có tiền sử viêm loét đường tiêu hóa, mắc bệnh máu khó đông cần tránh sử dụng thuốc này và người bệnh cần được theo dõi xét nghiệm máu định kỳ theo dõi chỉ số đông máu INR trong quá trình sử dụng. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào như xuất hiện vết bầm tím bất thường trên da, chảy máu cam, chảy máu chân răng… hãy liên hệ sớm với bác sỹ điều trị để được hướng dẫn xử trí phù hợp.
Một vài lưu ý khi dùng thuốc điều trị nhịp tim nhanh
- Nên trao đổi với bác sỹ để hiểu rõ các loại thuốc điều trị bạn đang dùng.
- Luôn uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
- Trao đổi với bác sỹ về các vấn đề y tế bạn đang gặp phải, cũng như các loại thuốc khác bạn đang sử dụng.
- Đi khám ngay nếu thấy có các triệu chứng bất thường, hoặc nếu bạn có các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thảo dược khổ sâm làm giảm nhịp tim nhanh
Bên cạnh các nhóm thuốc điều trị nhịp tim nhanh kể trên, rất nhiều người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh khi sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ chứa khổ sâm để giảm nhịp tim nhanh. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì khổ sâm có chứa các hoạt chất tự nhiên giúp làm giảm tính kích thích cơ tim, điều hòa nồng độ của các chất điện giải, ổn định điện thế trong tim, ức chế tiết adrenalin, nhờ đó làm giảm và ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi do rối loạn nhịp gây ra.
Hiện tại, khổ sâm được kết hợp với nhiều thảo dược quý khác trong sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người rối loạn nhịp tim sử dụng cùng với thuốc điều trị nhịp tim nhanh để tạo nên hiệu quả ổn định nhịp tim an toàn, bền vững.
Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu, vã mồ hôi và phòng nguy cơ suy tim cho người bị tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn