- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Cơn động kinh vắng mặt thường gặp ở trẻ em ở độ tuổi từ 4 – 14 tuổi
Điều trị bệnh động kinh như thế nào?
Động kinh có thể gây đột tử
Phụ nữ mắc bệnh động kinh có thể sinh con không?
Bệnh động kinh - chẩn đoán như thế nào?
Các loại động kinh vắng mặt
Động kinh vắng mặt đơn giản: Trong cơn động kinh vắng mặt đơn giản, người bệnh thường nhìn chằm chằm vào khoảng không trước mặt trong khoảng thời gian ít hơn 10 giây. Bởi vì triệu chứng của bệnh xảy ra nhanh nên rất khó để nhận ra các cơn động kinh vắng mặt đơn giản.
Động kinh vắng mặt phức tạp: Trong động kinh vắng mặt phức tạp bệnh nhân có thể nhìn chằm chằm vào khoảng không trước mắt khoảng 20 giây.
Ai có nguy cơ co giật vắng mặt
Cơn động kinh vắng mặt thường gặp ở trẻ em ở độ tuổi từ 4 – 14 tuổi. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể bắt gặp những cơn động kinh vắng mặt nhưng ít gặp hơn.
Triệu chứng
- Các triệu chứng của động kinh vắng mặt:
+ Nhìn chăm chăm về phía trước, ngừng đột ngột các động tác thông thường.
+ Chép môi
+ Chớp mắt
Cơn động kinh vắng mặt chỉ kéo dài khoảng vài giây. Thường phục hồi hoàn toàn ngay. Sau cơn không có lú lẫn và thường bệnh nhân không nhớ được những gì đã xảy ra. Khi cơn động kinh vắng mặt kết thúc, người bệnh có thể tiếp tục làm việc bình thường. Động kinh vắng mặt có thể xảy ra hàng tuần hoặc hàng tháng trước khi người xung quanh nhận biết được do các cơn xảy ra trong thời gian ngắn.
Nhận biết cơn động kinh vắng mặt như thế nào?
Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có cơn động kinh vắng mặt hay không, bác sỹ sẽ hỏi kỹ về triệu chứng và biểu hiện của cơn động kinh. Các bác sỹ cũng có thể cho bệnh nhân động kinh làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu giúp phát hiện những rối loạn khác có khả năng gây ra cơn động kinh như những trường hợp mất cân bằng về mặt hóa học hoặc sự hiện diện của các độc tố trong cơ thể.
Điện não đồ (EEG): Là phương pháp thường được sử dụng để kiếm tra bệnh nhân có cơn động kinh vắng mặt hay không. Điện não đồ là phương pháp đo sóng điện não. Các sóng điện não được truyền vào máy đo EEG bằng những điện cực trên đầu. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu thở nhanh và sâu hoặc nhìn vào ánh sáng nhấp nháy (đây là nguyên nhân kích thích động kinh).
Điều trị cơn động kinh vắng mặt
Đa số trẻ sẽ hết cơn động kinh vắng mặt khi lớn lên. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, động kinh vắng mặt có thể theo họ đến suốt đời. Trong một số trường hợp, những cơn động kinh vắng mặt có thể tiến triển thành những cơn động kinh toàn thân.
Nhiều loại thuốc chống động kinh có khả năng giảm bớt tần số xuất hiện hoặc loại trừ hoàn toàn các cơn động kinh vắng mặt. Với mỗi bệnh nhân, bác sỹ sẽ phải chọn lựa các loại thuốc với liều lượng khác nhau. Chọn thuốc cho bệnh nhân động kinh là công việc khá phức tạp, đôi khi cần thử đi, thử lại nhiều lần. Bệnh nhân bị động kinh vắng mặt cần uống thuốc đều đặn để duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu.
Cha mẹ nên làm gì khi con bị động kinh vắng mặt
Nếu bạn nghĩ rằng con mình bị động kinh vắng mặt thì hãy thông báo tình hình của trẻ với bác sỹ. Trẻ bị động kinh vắng mặt thường không nguy hiểm, nhưng nó có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học tập ở trường và giao tiếp xã hội.
Ngoài ra, cơn động kinh vắng mặt có thể bị nhầm lẫn với các loại khác của cơn động kinh, vì vậy khi có những dấu hiệu kể trên, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo dõi. Bên cạnh những chỉ định của bác sỹ kê đơn, cha mẹ có thể cho trẻ có thể kết hợp sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên chứa các thành phần như An tức hương, câu đằng, GABA,... giúp ổn định dẫn truyền thần kinh trung ương, an thần, làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật, giúp người bệnh động kinh sớm hồi phục và hòa nhập với cộng đồng.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn