Uống nhiều rượu có thể gây trầm cảm và trầm cảm có thể gây lạm dụng rượu?
Chế độ ăn ít calo có thể liên quan đến trầm cảm
Ăn gì để cải thiện tâm trạng hiệu quả?
Mạng xã hội làm tăng nguy cơ trầm cảm ở người trẻ
Quan hệ tình dục có thể giúp ngừa trầm cảm
Trầm cảm dẫn tới lạm dụng rượu bia
Một số người mắc trầm cảm thường có xu hướng tìm đến rượu như một hình thức "tự điều trị". Họ hy vọng vài ly rượu có thể giúp xua tan cảm giác buồn bã, trống rỗng, tội lỗi hoặc vô vọng. Tuy nhiên, rượu chỉ mang lại cảm giác dễ chịu tạm thời. Về lâu dài, nó có thể khiến những cảm xúc tiêu cực trở nên trầm trọng hơn.
Không chỉ vậy, trầm cảm còn có thể làm thay đổi cách não bộ phản ứng với rượu, khiến người bệnh dễ cảm thấy "thoải mái" hơn khi uống. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ hình thành thói quen uống rượu thường xuyên, rồi dần dần trở thành lạm dụng rượu.
Theo một nghiên cứu về tâm thần học ở Serbia, khoảng 25% người được khảo sát vừa có các biểu hiện trầm cảm, vừa lạm dụng rượu. Điều này cho thấy việc sử dụng rượu để đối phó với các vấn đề tâm lý là khá phổ biến, dù không phải là lựa chọn lành mạnh.
Uống rượu quá mức có thể gây trầm cảm
Chiều ngược lại, uống rượu thường xuyên, đặc biệt là với liều lượng lớn, cũng có thể dẫn đến trầm cảm. Theo nghiên cứu từ Viện Quốc gia về Lạm dụng Rượu và Nghiện rượu (Mỹ) cho thấy người mắc rối loạn sử dụng rượu (AUD) có nguy cơ bị trầm cảm nặng cao gấp 2,3 lần người không uống rượu nhiều.
Khi uống, rượu kích thích não tiết dopamine giúp mang lại cảm giác dễ chịu nhưng hiệu ứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Càng về sau, não càng "đòi hỏi" nhiều rượu hơn để đạt được cùng một cảm giác. Điều này có thể dẫn đến nghiện, khiến tâm trạng giảm sút nghiêm trọng khi không có rượu, từ đó góp phần hình thành các triệu chứng trầm cảm.
Ngoài ra, hậu quả xã hội do uống rượu như xung đột gia đình, mất việc làm hoặc mối quan hệ rạn nứt,… cũng làm tăng cảm giác cô đơn và tuyệt vọng - những yếu tố nguy cơ điển hình của trầm cảm.

Không sử dụng đồ uống có cồn cũng là một cách để ngăn ngừa trầm cảm.
Trầm cảm do rượu có thể hồi phục không?
Trầm cảm do sử dụng rượu không giống với trầm cảm thông thường và thường có thể cải thiện nếu người bệnh ngừng uống rượu. Đa số bệnh nhân đều có sự cải thiện về cả sức khỏe tâm thần lẫn hành vi sử dụng rượu chỉ sau 3 tuần điều trị đồng thời.
Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, tái bản lần thứ 5 (DSM-5), nếu các triệu chứng trầm cảm vẫn kéo dài sau 1 tháng ngưng rượu, bác sĩ sẽ xem xét chẩn đoán thành một dạng rối loạn trầm cảm khác.
Yếu tố nguy cơ chung: Gene và lối sống
Không chỉ do ảnh hưởng qua lại, rượu và trầm cảm còn có thể cùng xuất phát từ các yếu tố nguy cơ chung, như di truyền hoặc môi trường sống. Người có tiền sử gia đình mắc chứng nghiện rượu hoặc trầm cảm có xu hướng dễ mắc cả 2 tình trạng này.
Nghiên cứu gần đây còn cho thấy mối liên hệ di truyền giữa rối loạn sử dụng rượu và trầm cảm, nghĩa là một số người có sẵn nguy cơ cao hơn chỉ vì cấu trúc gene của họ.
Làm gì nếu bạn đang gặp cả hai vấn đề?
Nếu bạn đang rơi vào vòng xoáy trầm cảm và rượu, điều quan trọng nhất là không “tự xoay xở” một mình mà cần tham khảo ý kiến các chuyên gia tâm lý để có phương hướng điều trị kịp thời. Hiện có nhiều phương pháp điều trị phổ biến, bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: Có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm triệu chứng, nhưng cần có sự giám sát của bác sĩ nếu bạn đang uống rượu.
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và phỏng vấn tạo động lực (MI): Giúp thay đổi cách suy nghĩ và hành vi, hỗ trợ điều trị song song cả trầm cảm và lạm dụng rượu.
- Liệu pháp kích hoạt hành vi: Tái lập những hoạt động tích cực, từng bước đưa người bệnh quay lại cuộc sống lành mạnh.
Bình luận của bạn