Phụ nữ mắc bệnh động kinh có thể sinh con không?

Nếu muốn sinh con người mẹ bị động kinh cần điều trị bệnh trước hai năm

Người lớn tuổi mắc bệnh động kinh ngày càng nhiều

Cảnh giác với những biến chứng nguy hiểm của bệnh động kinh

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh động kinh

Các phương pháp điều trị động kinh

Phụ nữ bị bệnh động kinh thường khó có con?

Tỷ lệ thụ thai của phụ nữ bị động kinh giảm so với người bình thường, chủ yếu là do chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc do bất thường về hormone. Tuy nhiên, khi đã thụ thai và kiểm soát tốt thì hơn 90% phụ nữ bị bệnh này đều sinh em bé bình thường. 10% còn lại có thể gặp các nguy cơ như chảy máu tử cung, thai nhi bất thường, bị sẩy thai hoặc thai chấn thương, tử vong khi chào đời… do ảnh hưởng của thuốc chống động kinh.

Để giảm các nguy cơ trên, các thai phụ bị động kinh cần biết cách chăm sóc bản thân. Nên gặp bác sỹ chuyên khoa thần kinh trước và trong khi mang thai để kiểm soát lượng thuốc và loại thuốc đang dùng, cũng như phát hiện và xử lý những bất thường có thể xảy ra. Hàng tháng, nên báo cáo cho bác sỹ diễn biến những cơn co giật.

Thai phụ nên uống vitamin và acid folic trước khi sinh, tối thiểu 0,4 mg/ngày. Chất này có thể giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật ở thai nhi đối với những người mẹ đang dùng thuốc chống động kinh. Ở tháng cuối cùng, thai phụ nên dùng thêm vitamin K vì một số thuốc chống động kinh làm giảm lượng vitamin này trong cơ thể. Họ cũng phải tránh uống cà phê, rượu…

Phụ nữ mắc bệnh động kinh cần gặp bác sỹ để kiểm tra sức khỏe định kỳ

Khi mang thai, người bệnh phải cố gắng nghỉ ngơi và ngủ nhiều, tranh thủ tập thể dục mỗi ngày. Ngoài ra, thai phụ cũng cần đến bác sỹ sản khoa để kiểm tra thai kỳ ngay từ đầu, nhằm sớm phát hiện các bất thường của thai nhi.

Phụ nữ động kinh khi mang thai cần làm gì?

Hãy tự chăm sóc bản thân: Chế độ sinh dưỡng tốt sẽ đảm bảo bà bầu lên cân đúng mức, việc này rất quan trọng đối với sức khỏe thai nhi. Trong thời gian mang thai, bà bầu nên tránh xa thuốc lá, rượu… 

Giảm stress: Trong khi đang mang thai, hãy cố gắng giảm căng thẳng (stress). Nghỉ ngơi và ngủ nhiều, đồng thời tham gia các bài tập thể dục như đi bộ mỗi ngày. Nếu vẫn thường xuyên căng thẳng, bạn nên đến bác sỹ hay y tá để được tư vấn thêm về các kỹ thuật thư giãn.

Hãy uống thuốc được kê toa: Luôn nhớ uống thuốc như đã kê toa và báo lại những cơn co giật cho bác sỹ của bạn để tiến hành các đo đạc giảm thiểu co giật. Bạn nên uống bổ sung acid folic trước khi sinh. Lượng acid folic được đề nghị cho phụ nữ mang thai là tối thiểu 0,4mg mỗi ngày vì chất này giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật ở thai nhi. Để đạt được tác dụng tốt nhất, hãy dùng thuốc trước khi mang thai và tiếp tục dùng trong suốt thời gian mang thai. Hãy nhớ rằng thai nhi chủ yếu phát triển trong sáu tháng đầu.

Vào tháng cuối thai kỳ, người mẹ nên dùng thêm vitamin K vì một số loại thuốc chống động kinh làm giảm lượng vitamin này trong cơ thể. Thiếu vitamin K có thể gây ra chảy máu nghiêm trọng trong não khi sinh.

Ngoài ra, trong khi mang thai, bạn nên đi khám thường xuyên. Việc bác sỹ thay đổi liều lượng thuốc trong khi mang thai là rất bình thường. Bác sỹ cũng có thể tiến hành siêu âm để kiểm tra. Thậm chí, bạn có thể phải qua kiểm tra chọc dò nước ối. Thủ thuật này sẽ lấy ít chất dịch trong tử cung. Chất dịch này cho bác sỹ biết một số thông tin về sức khoẻ thai nhi. Bác sỹ sẽ giải thích thủ tục kiểm tra cho bạn khi cần thiết. Siêu âm bào thai ở tuần 16 - 18 và thử alpha-fetoprotein trong máu của mẹ ở tuần 15 - 20 của thai kỳ là cần thiết.

Chọn lựa các thuốc ngừa thai & ảnh hưởng các thuốc chống động kinh với các thuốc tránh thai: Khi phụ nữ dùng thuốc chống động kinh gây cảm ứng men thì có ít nhất 6% nếu ngừa thai bằng thuốc uống sẽ có thai. Vì thuốc chống động kinh loại này làm tăng chuyển hóa thuốc ngừa thai, do vậy sẽ làm giảm tác dụng của việc ngừa thai. Những phụ nữ dùng các thuốc chống động kinh gây cảm ứng men nên dùng các phương pháp ngừa thai khác hay dùng thuốc ngừa thai có ít nhất 50mcg estrogen.

Bên cạnh những chỉ định của bác sỹ kê đơn, phụ nữ trước khi có kế hoạch mang thai nên kết hợp sử dụng thuốc với  những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên chứa các thành phần như An tức hương, Câu đằng, GABA,... giúp ổn định dẫn truyền thần kinh trung ương, an thần, làm giảm tần suất và mức độ các cơn co cứng, co giật giúp phụ nữ sớm kiểm soát được bệnh động kinh hiệu quả, đồng thời giúp chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn, “mẹ tròn con vuông”.

Thanh Tú H+ 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh