Đau rốn khi mang thai có nguy hiểm tới cả mẹ và con?

Đau rốn khi mang thai là vì sao?

Tăng cân khi mang thai thế nào là hợp lý?

Phụ nữ mang thai có nên tắm muối Epsom?

Những thay đổi khi mang thai mà có thể bạn chưa biết

Táo bón khi mang thai đối phó như thế nào?

Một số nguyên nhân gây đau rốn khi mang thai bao gồm:

Áp lực tử cung

Thai nhi càng phát triển, tử cung càng mở rộng. Chuyển động này gây áp lực lên bụng, bao gồm cả rốn.

Trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa), tử cung không còn vừa vặn trong xương chậu nữa, mà nằm ​​giữa rốn và ngực. Đến tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối), tử cung bật khỏi vùng mu tới dưới cùng của xương sườn.

Sự phát triển của tử cung, cũng như vị trí của em bé trong tử cung, có thể gây áp lực lên rốn, theo thời gian, áp lực trên rốn tăng lên có thể gây đau, ngứa ngáy và khó chịu

Bị kéo dãn

Tăng cân và sự chuyển dịch các cơ quan trong khi mang thai có thể kéo theo sự kéo dãn da và cơ xung quanh rốn. Quá trình này đôi khi có thể gây ra diastasis recti - cơ bụng bị phân tách thành nửa trái và nửa phải.

Diastasis recti không trực tiếp gây đau rốn khi mang thai, nhưng nó làm giảm lượng mô giữa tử cung và bụng, có thể làm tăng độ nhạy cảm với áp lực trong khu vực.

Co giãn da cũng có thể gây ra đau và ngứa trên/xung quanh rốn.

Nút rốn lồi

Ở một số phụ nữ, rốn có thể lồi lên trong quá trình mang thai khiến họ có cảm giác đau và khó chịu.

Thoát vị rốn

Mặc dù thoát vị nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng nó thường không gây hại cho cả mẹ lẫn bé.

Thoát vị rốn xảy ra khi áp lực đẩy ruột vào khoang rốn. Sau đó nó có thể bị mắc kẹt ở đó, trở nên bị viêm và gây đau đớn. Thoát vị rốn có thể xảy ra do tăng áp lực tử cung.

Trong phần lớn các trường hợp, bác sỹ có thể khuyên bạn nên quan sát tiếp hơn là vội vàng thực hiện phẫu thuật thoát vị. Tuy nhiên, nếu nếu thoát vị nằm đè lên các cơ quan hoặc mô trong ổ bụng, nó có thể giảm việc cung cấp máu và gây ra chết mô cùng các biến chứng khác.

Trong trường hợp này, bạn nên phẫu thuật. Phẫu thuật có thể gây ra một số nguy cơ đối với bà bầu và thai nhi, nhưng rủi ro là tương đối thấp.

Khuyên rốn

Bạn nên loại bỏ khuyên rốn trong quá trình mang thai. Vì khi mang thai, vùng da trên bụng, đặc biệt là rốn có thể bị kéo dài ra, khiến da bị rách, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hầu hết các nguyên nhân gây đau rốn khi mang thai sẽ không dẫn đến bất kỳ biến chứng kéo dài nào. Tuy nhiên, nếu da bị viêm, đỏ, nứt hoặc bị đau dữ dội, hãy đi khám ngay.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp