- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Tăng cân khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường với mọi bà bầu
Những nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu bị sảy thai
Tại sao bà bầu thèm ăn đá lạnh khi mang thai?
Bà bầu ăn thực phẩm giàu vitamin D giúp giảm dị ứng ở trẻ
Mẹ bị đái tháo đường khiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị tự kỷ
Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cân khi mang thai
Đa số phụ nữ sẽ tăng khoảng 12 - 16kg trong thời kỳ mang thai. Việc tăng cân khi mang thai có thể chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:
- Phụ thuộc vào cân nặng của phụ nữ trước khi mang thai. Ví dụ, nếu bị thiếu cân trước khi mang thai thì bạn cần tăng thêm nhiều cân khi mang thai. Mặt khác, nếu thừa cân trước khi mang thai thì bạn nên kiểm soát cân nặng khi đang mang thai một cách thận trọng.
- Nếu mang thai đôi thì cân nặng của bà bầu cũng sẽ tăng nhiều hơn so với những người mang thai đơn.
- Các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn và nôn mửa... có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị giảm cân trong thời gian đầu. Sau khi các triệu chứng này kết thúc, bà bầu sẽ bắt đầu tăng cân.
- Tăng cân khi mang thai cũng phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) của bà bầu trước khi mang thai và lượng calo bổ sung hàng ngày.
Tăng cân khi mang thai thế nào là hợp lý?
Bà bầu có thể tăng cân trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, tăng cân trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Chính vì thế, ở mỗi giai đoạn mang thai cần có sự tăng cân hợp lý để đảm bảo an toàn.
Trong thời gian đầu của thai kỳ, bạn cần phải kiểm tra chỉ số BMI của mình. Phụ thuộc vào chỉ số này, bạn sẽ bắt đầu lên kế hoạch cho lịch trình tăng cân lành mạnh trong thời kỳ mang thai.
Chỉ số BMI phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của bạn. Từ chỉ số BMI, phụ nữ mang thai sẽ xác định xem họ có bị thiếu cân, thừa cân hoặc bình thường hay không.
Chỉ số BMI giúp phụ nữ mang thai xác định mình có bị thiếu cân hoặc thừa cân hay không
Phụ nữ mang thai có thể trực tiếp đo chỉ số BMI của mình ngay TẠI ĐÂY!
Nếu có cân nặng ở mức bình thương trong thời gian trước khi mang thai thì bạn nên tăng từ 11,5 - 16kg trong thời kỳ mang thai. Mỗi tam cá nguyệt nên tăng 3,5 - 4kg (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối).
Làm thế nào để kiểm soát việc tăng cân khi mang thai?
Điều quan trọng là bà bầu cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và bổ dưỡng. Mẹ bầu nên ăn: Rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, các loại đậu, cá, thịt nạc và các sản phẩm làm từ sữa ít chất béo. Đây là những thực phẩm an toàn mà phụ nữ có thể yên tâm sử dụng trong khi mang thai.
Chế độ ăn uống của bà bầu cũng cần chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu vì đây là điều cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các chất dinh dưỡng mà bà bầu nên bổ sung nhiều trong thời kỳ mang thai gồm: Sắt, acid folic, calci, iod và protein.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên tập thể dục như đi bộ, yoga, thiền định... Tuy nhiên, tuyệt đối không nên tập luyện quá sức vì điều này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Bà bầu cũng cần hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều chất béo và đường. Bà bầu cũng cần uống đủ nước vì các triệu chứng ốm nghén có thể khiến bà bầu bị mất nước.
Quản lý tăng cân khi mang thai là một việc rất quan trọng. Tăng cân quá mức có thể ảnh hưởng xấu đến cả bà bầu và thai nhi, chẳng hạn như nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, rối loạn huyết áp và sinh non. Ngược lại, nếu tăng cân không đủ trong thời kỳ mang thai sẽ có thể dẫn đến trọng lượng của trẻ sơ sinh thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Phụ nữ mang thai cần nói chuyện với các bác sỹ về sự thay đổi trọng lượng cơ thể trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, đừng quá căng thẳng về cân nặng của mình. Ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, duy trì hoạt động thể chất và làm theo lời khuyên của bác sỹ sẽ giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh.
Trần Lưu H+ (Theo Boldsky)
Gợi ý thực phẩm chức năng PreIQ tốt cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh:
Thực phẩm chức năng PreIQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ.
TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Vui lòng truy cập website www.preiq.vn hoặc gọi hotline 1900 6436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
** Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn