Biến chứng đái tháo đường nhạc sỹ Thanh Tùng mắc nguy hiểm thế nào?

Suy thận là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường

Tại sao người đái tháo đường nên uống nhiều nước?

Bệnh đái tháo đường có chữa khỏi không?

Đường huyết 8mmol/l có phải đã mắc đái tháo đường?

Người bị đái tháo đường có thể ăn trái cây ngọt?

Năm 2008, trong một lần dạo chơi Hà Nội, Thanh Tùng bị xuất huyết não và từ đó phải sống cùng với những di chứng nặng nề: Liệt bên phải, nói khó khăn. Ông còn bị đái tháo đường, bệnh thận và các biến chứng khác của bệnh đái tháo đường. Hàng tuần, ông đều phải tới Bệnh viện Bạch Mai chạy thận. Đầu tháng 3/2016, ông phải nhập viện điều trị, sau gần hai tuần thì qua đời.

Sự nguy hiểm của biến chứng đái tháo đường

Theo Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, bệnh đái tháo đường có thể gây ra các tổn thương tại hầu hết các cơ quan trong cơ thể như tim, mắt, thận, não, thần kinh… Những tổn thương này thường khó hồi phục và là nguyên nhân chính gây tử vong ở người bệnh chứ không phải tình trạng đường huyết.

Tại nước ta, khoảng một nửa số bệnh nhân đái tháo đường type 2 phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng. Một số bệnh nhân khác thì "vô tình" phát hiện ra bệnh khi đi khám và xét nghiệm máu. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 33% số ca chạy thận nhân tạo và 50% số ca cắt cụt chi (đoạn chi) là do biến chứng đái tháo đường. Căn bệnh mạn tính này còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mù lòa trong số người lớn từ 20 - 74 tuổi. Tổn thương thần kinh xuất hiện ở khoảng 50% số bệnh nhân đái tháo đường trong quá trình phát triển của bệnh.

Thế nhưng, thực tế cho thấy đa phần bệnh nhân đái tháo đường chỉ quan tâm tới việc hạ đường huyết mà chưa chú trọng đến việc phòng ngừa. Biến chứng đái tháo đường thường diễn ra âm thầm trong nhiều năm, vì thế phần lớn các trường hợp khi nhập viện đã bị nhiều biến chứng phối hợp. Không ít người trong số họ khi thấy có các biểu hiện như: Rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, giảm thị lực, chân tay tê bì,… lại ngộ nhận đó là quy luật của tuổi già, trong khi đó chính là biến chứng. Cũng vì sự ngộ nhận này mà biến chứng đái tháo đường càng trở nên phức tạp hơn.

Nhạc sỹ Thanh Tùng qua đời, hưởng thọ 68 tuổiNhạc sỹ Thanh Tùng qua đời ở tuổi 68 trong niềm tiếc thương của gia đình và người hâm mộ

Suy thận - "con đường" chông gai của người bệnh đái tháo đường

Không chỉ cố nhạc sỹ Thanh Tùng, rất nhiều người bệnh đái tháo đường đều đi vào một con đường một chiều: Đái tháo đường - Không kiểm soát đường huyết - Biến chứng - Suy thận - Chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống - Tử vong. 

Cơ thể người bình thường có hai quả thận, mỗi quả thận được hình thành từ hàng trăm ngàn ống nhỏ có khả năng lọc máu và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Ở những người mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát được lượng đường trong máu, các ống nhỏ trong thận dày lên và bị sẹo hóa. Theo thời gian, thận mất dần khả năng lọc bỏ chất thải từ máu và dẫn tới biến chứng thận đái tháo đường. Suy thận là hệ quả của quá trình tổn thương kéo dài, làm giảm hoặc mất chức năng lọc máu của thận. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị để khỏi được hoàn toàn suy thận do đái tháo đường. Vì thế, phòng ngừa và phát hiện sớm suy thận vẫn là một trong những mục tiêu ưu tiên đối với tất cả những người bệnh đái tháo đường.

Cách phòng biến chứng đái tháo đường

Để phòng ngừa suy thận cũng như các biến chứng khác của bệnh đái tháo đường, người bệnh cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng thuốc, chế độ ăn uống cân bằng và tập luyện có kế hoạch:

- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải để duy trì cân nặng ổn định, tránh thừa cân/béo phì. 

- Hạn chế đường, các thực phẩm carbohydrate tinh chế (bánh mỳ trắng, gạo trắng), chất béo bão hòa, cholesterol và thực phẩm nhiều calorie.

- Ăn nhiều rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại dầu lành mạnh cũng có ích để phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường.

- Kiểm soát huyết áp bằng thuốc nếu cần thiết.

Chế độ ăn ít chất đạm (chất đạm chỉ chiếm tối đa 10 - 12% tổng số calorie) phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh thận. 

Sự ra đi của nhạc sỹ Thanh Tùng không phải chỉ do bệnh đái tháo đường gây ra, nhưng chắc chắn nó đóng một vai trò rất lớn. Vì vậy, một khi đã được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần điều trị một cách nghiêm túc. Nếu đường huyết được kiểm soát tốt, các biến chứng sẽ chậm lại, có thể vui sống và an hưởng tuổi già. Người bệnh có thể sử dụng một vài sản phẩm thực phẩm chức năng kiểm soát đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Tuệ Nhi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết