- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Đi bộ là một trong những bài tập thể dục tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường
Hạt cỏ cà ri tốt cho người bệnh đái tháo đường thế nào?
5 lý do phổ biến khiến trẻ bị đái tháo đường
Cách pha trà từ lá xoài non cho người đái tháo đường type 2
Sâm Ấn Độ ashwagandha có lợi gì cho người bệnh đái tháo đường?
Đi bộ làm tăng độ nhạy insulin
Bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường bị giảm độ nhạy cảm với insulin. Các bài tập có cường độ vừa phải như đi bộ sẽ giúp cơ thể người bệnh sử dụng và điều hòa lượng glucose trong máu tốt hơn. Đi bộ còn là cách giúp tăng độ nhạy insulin hiệu quả. Từ đó giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Đi bộ giúp cơ bắp xử lý glucose tốt hơn
Co thắt cơ bắp sau quá trình tập thể dục sẽ khiến cơ bắp xử lý một lượng glucose mà không cần đến insulin. Hiệu ứng này có thể kéo dài vài giờ sau khi đi bộ. Điều này cũng góp phần giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu một cách tốt hơn.
Đi bộ làm giảm mỡ bụng
Các nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, chất béo nội tạng (mỡ bụng) góp phần làm gia tăng protein gắn retinol (retinol binding protein). Protein này có thể tăng kháng insulin, khiến bệnh đái tháo đường thêm trầm trọng hơn. Thói quen đi bộ thường xuyên có thể làm giảm bớt mỡ bụng và từ đó cũng làm giảm kháng insulin hiệu quả.
Đi bộ 30 phút/ngày làm giảm 30% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Đi bộ làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Theo nghiên cứu, 30 phút đi bộ nhanh mỗi ngày có thể làm giảm 30% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 đi bộ trong 30 phút mỗi ngày cũng có thểm làm giảm mức đường trong máu hiệu quả, đặc biệt là sau các bữa ăn.
Đi bộ làm giảm nguy cơ tử vong do đái tháo đường
Ngoài những lợi ích đã kể trên, người bệnh đái tháo đường đi bộ ít nhất 1,6km mỗi ngày cũng có thể làm giảm nguy cơ tử vong của họ xuống còn một nửa so với những bệnh nhân đái tháo đường khác không đi bộ.
Lưu ý khi người bệnh đái tháo đường đi bộ
- Tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu đi bộ. Việc đi bộ sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, do đó các bác sỹ sẽ đưa ra những điều chỉnh thích hợp trong chế độ ăn uống và liều lượng sử dụng thuốc của bạn.
- Kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi đi bộ. Ngoài ra, nhớ mang theo một ít kẹo gừng, nước trái cây hoặc bất kỳ nguồn đường nào có tác dụng nhanh với bạn để ngăn ngừa hạ đường huyết khi đi bộ.
- Hãy chọn những đôi giày có chất lượng, mang lại cảm giác thoải mái, linh hoạt khi đi bộ. Người bệnh cũng cần kiểm tra bàn chân xem có vết loét hoặc mụn nước nào trước và sau khi đi bộ hay không.
Trần Lưu H+ (Theo Curejoy)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn