- Chuyên đề:
- Ra mồ hôi nhiều
Tìm ra nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi có thể giúp tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp
6 dấu hiệu cơ thể bạn đang bị tăng tiết mồ hôi
Cách điều trị tăng tiết mồ hôi tùy theo từng vị trí
Ra quá nhiều mồ hôi vào ngày mưa, nồm ẩm phải làm sao?
7 loại thực phẩm không ngờ khiến bạn bị mồ hôi nhiều
Tại sao chúng ta lại đổ mồ hôi?
Trong đa số trường hợp, việc đổ mồ hôi là một hoạt động bình thường của cơ thể. Mồ hôi được sản sinh trong tuyến mồ hôi dưới da, sau đó thoát ra ngoài qua lỗ chân lông.
Con người cần phải đổ mồ hôi để hạ nhiệt và tự làm mát cơ thể. Trên thực tế, cơ thể luôn ra mồ hôi mọi lúc, nhưng chúng bốc hơi rất nhanh nên bạn không nhận ra điều này.
Bạn có thể nhận thấy cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường trong một số trường hợp như thời tiết quá nóng, tập thể dục, căng thẳng, lo lắng, ăn đồ cay, uống rượu hoặc đồ uống có chứa caffeine…
Tập thể thao, vận động mạnh có thể khiến bạn đổ nhiều mồ hôi
Nếu nhận thấy cơ thể đổ mồ hôi nhiều không phải do các trường hợp trên, gây ra nhiều bất tiện khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, cản trở tới mối quan hệ của bạn và những người xung quanh, rất có thể bạn đang bị tăng tiết mồ hôi - tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều ảnh hưởng tới khoảng 3% dân số thế giới.
Đâu là các nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi?
Theo Hiệp hội Tăng tiết mồ hôi Quốc tế, có 2 dạng chính của tăng tiết mồ hôi là tăng tiết mồ hôi nguyên phát và thứ phát.
Tăng tiết mồ hôi nguyên phát là một dạng bệnh lý, chiếm 90% số ca tăng tiết mồ hôi. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em và những người dưới 25 tuổi.
Tăng tiết mồ hôi nguyên phát là một dạng bệnh lý
Tăng tiết mồ hôi nguyên phát chủ yếu xảy ra ở một hoặc một vài bộ phận cơ thể, thông thường nhất là tại nách, bàn chân, bàn tay, cánh mũi… Tăng tiết mồ hôi nguyên phát cũng có tính chất đối xứng, nghĩa là cả 2 bên cơ thể đều bị ảnh hưởng tương tự nhau nhưng không xảy ra trong khi ngủ.
Tăng tiết mồ hôi thứ phát là tình trạng đổ nhiều mồ hôi do hệ quả của các căn bệnh khác như gout, đái tháo đường, bệnh tim mạch… Bạn cũng có thể đổ nhiều mồ hôi hơn do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Những người bị thừa cân, béo phì cũng có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn những người có cân nặng bình thường. Thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao bị tăng tiết mồ hôi. Nguyên nhân là do các thay đổi hormone có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều và thường xuyên hơn.
Tăng tiết mồ hôi thứ phát thường phát triển khi bạn bước vào tuổi trưởng thành. Mồ hôi có thể ra nhiều ở một vùng lớn hoặc trên toàn bộ cơ thể. Tình trạng tăng tiết mồ hôi có thể xảy ra trong ngày, nhưng thường xảy ra chủ yếu vào ban đêm trong khi ngủ.
Phân biệt được dạng bệnh sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi, từ đó có những biện pháp khắc phục đổ mồ hôi nhiều hiệu quả hơn.
Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Verywell)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hòa Hãn Linh giúp hỗ trợ điều trị chứng ra mồ hôi nhiều
Bình luận của bạn