Trước khi dùng kháng sinh, bạn nên biết những điều này

Người bệnh cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh để tránh những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe

Kháng kháng sinh được coi là một vấn nạn của thế kỷ 21

Thuốc kháng sinh có thể xem là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách, thiếu kiến thức sẽ tạo ra một thế hệ vi khuẩn kháng thuốc khiến quá trình khám chữa bệnh về sau khó khăn hơn. Người bệnh cần được điều trị với một loại thuốc khác mạnh hơn mới có thể khỏi bệnh.

Hầu hết các loại kháng sinh đều có tác dụng phụ, tùy vào cơ địa và phản ứng mỗi người. Những tác dụng phụ thường thấy ở trẻ em khi dùng kháng sinh là loạn khuẩn ruột dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc phát ban. Bên cạnh đó còn có thể gặp các tác dụng không mong muốn khác như ngứa, ban đỏ, nổi mề đay, thậm chí là sốc phản vệ gây tử vong. Cũng cần chú ý, một số kháng sinh khi dùng kéo dài còn có thể gây ra tình trạng nhiễm độc các cơ quan như gây độc đối với gan, thận (tetracyclin, sulfamid), các tế bào máu (cloramphenicol), thần kinh thính giác (streptomycin, gentamycin), xương răng (tetracyclin làm hại răng trẻ em)... 

Điều quan trọng nhất đối với kháng sinh là phải sử dụng thật đúng cho dù thuốc không hoàn toàn hiệu quả để người bệnh không bị rơi vào tình trạng “chữa lợn lành thành lợn què”.

Kháng sinh có thể xem là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ tạo ra một thế hệ vi khuẩn kháng thuốc 

Những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh

Không bỏ dở giữa chừng

Một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ nếu bạn được bác sỹ kê đơn kháng sinh là phải dùng hết liệu trình.

Do thói quen nên nhiều người khi cảm thấy khỏe hơn không tiếp tục uống thuốc nữa. Điều này có thể khiến cho toàn bộ liệu trình sử dụng thuốc trở nên vô tác dụng và gây ra tình trạng nhờn thuốc. Thông thường, một số kháng sinh dùng đủ liều cho cả đợt điều trị phải mất 7 - 10 ngày, thậm chí có thể kéo dài hơn tùy theo loại bệnh và tiến triển bệnh. Bệnh nhân phải dùng đúng liều, đủ thời gian theo đơn thuốc của bác sỹ.

Uống thuốc vào thời điểm thích hợp

Một điều cũng quan trọng là sử dụng thuốc vào thời điểm thích hợp. Nếu bạn cần dùng thuốc 2 lần mỗi ngày thì cần đảm bảo là bạn không quên mất một lần. Cũng cần kiểm tra xem thuốc nên uống trước hay sau khi ăn.

Một số thuốc kháng sinh cần uống khi đói, trong khi một số khác lại nên uống trong bữa ăn. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.

Lưu ý tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng kháng sinh, có thể bạn sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn cần phải có cách nhận ra những dấu hiệu đó để nhờ bác sỹ tư vấn kịp thời.

Không sử dụng kháng sinh với một số vitamin và muối khoáng

Một số kháng sinh sẽ không hiệu quả nếu sử dụng cùng với các vitamin và muối khoáng như calci hay sắt. Nếu thế, hãy tránh uống chúng cùng lúc với các chế phẩm bổ sung calci hoặc sắt, hoặc những thực phẩm chứa calci.

Kháng sinh không nên dùng kết hợp với một số loại vitamin và muối khoáng

Nếu bạn đang thai nghén – Hãy nói với bác sỹ

Nếu bạn được kê đơn kháng sinh khi đang mang thai, tốt nhất bạn nên nói cho bác sỹ biết về tình trạng thai nghén của bạn vì một số kháng sinh không được dùng trong khi mang thai. Bác sỹ cần biết để có thể kê đơn loại thuốc phù hợp cho bạn.

Bạn cần nắm được liệu trình kháng sinh của mình để thuốc phát huy hiệu quả tốt. Nếu không nhớ rõ về việc dùng thuốc, hãy đặt nhắc nhở trên điện thoại hoặc ghi lại lên giấy. Bạn không nên dùng kháng sinh khi bị cảm lạnh hoặc cúm vì kết quả sẽ là tốn tiền vô ích.

Không dùng lại kháng sinh đã dùng còn thừa

Rất nhiều loại kháng sinh có độc tính rất cao khi quá hạn dùng (như Tetracyclin gây độc cho thận).



Không mách cho người khác dùng kháng sinh khi thấy bệnh na ná giống mình

Có thể triệu chứng bệnh có vẻ giống nhưng nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau. Chẳng hạn, sốt không phải là triệu chứng của mọi bệnh nhiễm khuẩn. Hơn nữa, một kháng sinh có thể thích hợp cho người này nhưng lại không thích hợp, thậm chí còn gây tai biến nặng nề cho người khác. 

Bổ sung lợi khuẩn

Khi bạn được kê đơn dùng kháng sinh, thì sử dụng thêm các sản phẩm chứa các lợi khuẩn sẽ là một cách làm khôn ngoan để bảo vệ đường tiêu hóa. Bạn có thể mua các sản phẩm này ở dạng viên, dạng bột hoặc dạng uống. Nhưng dù chọn dạng nào thì cũng cần đảm bảo là sản phẩm được chọn chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi.

Tránh bia rượu

Mặc dù bia rượu không làm giảm hiệu quả của kháng sinh mà bạn đang sử dụng, song tốt nhất là nên tránh uống bia rượu khi đang dùng kháng sinh. Chất cồn có thể gây kích ứng dạ dày và những tác dụng phụ khác trong khi dùng kháng sinh.

Chỉ sử dụng và phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết

Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không? Loại thuốc này chỉ được dùng trong các bệnh nhiễm khuẩn như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, nhiễm trùng da... chứ không trị được các bệnh nhiễm.

Bảo Nhi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp