- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Phụ nữ bị thừa cân, béo phì khi mang thai ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?
Bà mẹ trẻ chết đuối trong bồn tắm sau khi lên cơn động kinh
Dễ mắc động kinh nếu bị đa xơ cứng
Người bệnh celiac có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh
Làm sao để nhận biết trẻ bị động kinh thể cười?
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí JAMA Neurology, tỷ lệ trẻ bị bệnh động kinh tăng lên khi chúng có người mẹ bị thừa cân và béo phì.
TS. Neda Razaz đến từ Bệnh viện Karolinska (Stockholm, Thụy Điển) và các đồng nghiệp đã kiểm tra mối tương quan giữa chỉ số BMI ở bà bầu và nguy cơ bệnh động kinh ở trẻ em dựa trên nghiên cứu đoàn hệ trên 1.441.551 trẻ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng 0,5% trẻ sinh ra được chẩn đoán bị động kinh. Trong số trẻ từ 28 ngày đến 16 tuổi, tỷ lệ mắc động kinh nói chung là 6,79/10.000 trẻ.
So với trẻ được sinh ra từ các bà mẹ có trọng lượng bình thường (chỉ số BMI từ 18,5 đến < 25), thì tỷ lệ trẻ bị bệnh động kinh theo nhóm BMI của mẹ như sau: Mẹ thừa cân (BMI 25 đến < 30) là 1,11; Mẹ bị béo phì độ I (BMI 30 đến < 35) là 1,2; Mẹ bị béo phì độ II (BMI 35 đến < 40) là 1,30; Mẹ bị béo phì độ III (BMI ≥40) là 1,82.
Đặc biệt, tỷ lệ bị động kinh tăng lên đáng kể đối với những trẻ bị dị tật hệ thần kinh, bệnh não thiếu oxy - thiếu máu cục bộ và co giật sơ sinh, lần lượt là: 46,4, 23,6 và 33,5. Bên cạnh đó, tỷ lệ động kinh cũng tăng lên đáng kể ở trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết, hội chứng suy hô hấp và vàng da, lần lượt là: 2,1, 2,43 và 1,47.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyến cáo, bà bầu nên phòng ngừa nguy cơ thừa cân, béo phì để giảm tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở con.
Phụ nữ mang thai bị béo phì cần phải chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm cung cấp nhiều calorie, ăn ít đường, tăng cường ăn rau củ quả… Bên cạnh đó, nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày.
Biết Tuốt H+ (Theo JN)
Gợi ý thực phẩm chức năng cốm Egaruta giúp làm giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc:
Bình luận của bạn