Dễ mắc động kinh nếu bị đa xơ cứng

Khoảng 2 - 3% bệnh nhân đa xơ cứng có nguy cơ bị động kinh

Người bệnh celiac có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh

Đột tử khi động kinh: Làm thế nào để ngăn chặn?

Những phương pháp cực đơn giản chữa bệnh động kinh

Làm sao để nhận biết trẻ bị động kinh thể cười?

Mối quan hệ giữa động kinh và đa xơ cứng 

Động kinh là một bệnh lý mạn tính, gây ra bởi sự phóng điện bất thường, quá mức của hệ thần kinh gây rối loạn về vận động, hành vi, cảm xúc… Tình trạng này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần với tính chất tương tự nhau và đặc trưng nhất bởi các cơn co giật.

Đa xơ cứng là một bệnh viêm mạn tính của hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống). Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể không bảo vệ được các sợi thần kinh trong não và tủy sống. Bệnh đa xơ cứng thường gây viêm và nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ phá hủy màng bọc myelin của dây thần kinh, để lại nhiều vùng mô sẹo dọc theo lớp phủ ngoài các tế bào thần kinh, gây hậu quả làm chậm hoặc tắc đường truyền xung điện thần kinh, khiến dòng điện trong các tế bào thần kinh hoạt động bất thường. Theo các nhà khoa học thì đây cũng có thể là nguyên nhân khiến người bị đa xơ cứng bị co giật, động kinh.

Đa xơ cứng gây tổn thương hệ thần kinh và tủy sống

2 - 3% bệnh nhân bị đa xơ cứng có nguy cơ bị động kinh. Dưới đây là những loại động kinh người bệnh đa xơ cứng thường gặp: 

Co cứng, co giật toàn thân (Tonic-clonic seizures)

Động kinh co cứng, co giật toàn thân trước đây được biết đến với tên gọi “động kinh cơn lớn” (grand mal seizures). Đây là loại bệnh động kinh đáng sợ nhất với các triệu chứng mà hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến khi nhắc đến bệnh động kinh. Khi bị động kinh co cứng  – co giật người bệnh sẽ trải qua hai giai đoạn: 

Co cứng: Trong giai đoạn này, các cơ ở chân tay và toàn thân đột ngột co cứng, người ngã vật xuống đất, mắt mở to, trợn ngược lên trên, đầu quay về một bên, hai hàm răng nghiến chặt. Người bệnh mất ý thức khi lên cơn.

Người bệnh đa xơ cứng thường bị co giật toàn thân

Co giật: Thông thường sau giai đoạn co cứng, các cơ bắp bắt đầu thư giãn và chuyển sang co giật. Người bệnh có thể giật chân tay hoặc cả toàn thân với tốc độ nhanh mạnh lúc đầu và giảm dần khi đến cuối cơn, miệng sùi bọt mép và có thể không tự chủ về tiểu tiện hay đại tiện.

Sau khi ngừng co giật, các cơ bắt đầu giãn mềm, bệnh nhân vẫn mất ý thức, thở dài và dần hồi phục trong trong khoảng 1 phút. Khi tỉnh lại, người bệnh thường bị đau cơ bắp và cảm thấy mệt mỏi hoặc lú lẫn. Một số người chỉ trải qua giai đoạn co giật mà không bị co cứng, và ngược lại.

Các cơn động kinh cục bộ đơn giản hoặc phức tạp

Cơn đng kinh cục bộ đơn gin: Cơn động kinh ảnh hưởng tới hoạt động của cơ bắp, gây ra chuyển động co giật ở bàn chân, mặt, cánh tay hoặc một phần khác trên cơ thể. Khi lên cơn động kinh người bệnh không mất ý thức và vẫn biết những gì đang diễn ra xung quanh.

Khi lên cơn động kinh cục bộ người bệnh không bị mất ý thức

Cơn động kinh cục bộ phức tạp: Cơn động kinh cục bộ phức tạp thường khởi đầu bằng một cơn động kinh cục bộ đơn giản. Các triệu chứng động kinh cục bộ đơn giản được xem như là dấu hiệu cảnh báo và thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như cảm giác sợ hãi, đột nhiên thấy buồn cười…

 Bệnh nhân thường có biểu hiện ngây người, nhìn chằm chằm vào không gian hoặc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại không có mục đích. Động kinh cục bộ có thể được điều trị bằng thuốc, phương pháp kích thích thần kinh phế vị, chế độ ăn dành riêng cho người bệnh động kinh hoặc phẫu thuật.

Động kinh ở người đa xơ cứng có nguy hiểm?

Các cơn động kinh ở người bệnh đa xơ cứng thường nhẹ và không gây tổn thương não vĩnh viễn. Phần lớn những người bị đa xơ cứng có thể kiểm soát các cơn co giật bằng thuốc chống động kinh. Tuy nhiên vẫn có những người mắc bệnh đa xơ cứng bị động kinh kháng thuốc.

Khó chẩn đoán động kinh ở người bệnh đa xơ cứng

Một số triệu chứng của bệnh đa xơ cứng như mệt mỏi, thay đổi thị lực, co thắt cơ... cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn động kinh cục bộ đơn giản vì thế mọi người thường khó nhận biết bệnh động kinh ở người bị đa xơ cứng. Để xác định xem người đó có bị động kinh không bác sỹ sẽ phải làm điện não đồ hoặc chụp cộng hưởng từ để theo dõi sự bất thường của điện não.

Thanh Tú H+ 

Gợi ý thực phẩm chức năng Egaruta giúp làm giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc

Người bệnh celiac có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh - Ảnh 6

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh