Một số biến chứng cơ xương khớp thường gặp ở người đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường nên cẩn thận với các biến chứng xương khớp

Những lời khuyên về chế độ ăn phù hợp cho người bệnh đái tháo đường

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần có chế độ ăn phù hợp?

Điều trị đái tháo đường giai đoạn đầu như thế nào?

Những loại thuốc điều trị đái tháo đường type 2 phổ biến nhất

Dưới đây là một vài biến chứng đái tháo đường đến xương khớp thường gặp nhất bạn nên chú ý:

Bệnh khớp Charcot

Bệnh khớp Charcot, hay bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh thường xảy ra khi các khớp bị thoái hóa do tổn thương thần kinh - một biến chứng đái tháo đường thường gặp. Bệnh khớp Charcot chủ yếu ảnh hưởng tới bàn chân của người bệnh đái tháo đường.

Khi bị bệnh này, ban đầu người bệnh đái tháo đường chủ yếu thấy chân hay bị tê, mất cảm giác. Lâu dần, các khớp bị ảnh hưởng có thể trở nên sưng đỏ, biến dạng nhưng hầu như ít gây đau đớn.

Bệnh khớp Charcot điều trị thế nào? Nếu được phát hiện sớm, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn biến chứng này tiến triển nặng hơn. Thông thường, người bệnh đái tháo đường sẽ phải hạn chế mang vác các vật nặng, sử dụng công cụ chỉnh hình cho các khớp Charcot.

Hội chứng bàn tay đái tháo đường

Đây là hậu quả của tổn thương thần kinh và mạch máu gây tổn thương mô liên kết dưới da. Hậu quả là khiến các gân gấp bàn tay trở nên dày hơn, gây co các ngón tay. Người bệnh không thể xòe rộng các ngón tay hay không thể áp sát hai lòng bàn tay vào nhau.

Hội chứng bàn tay đái tháo đường có thể được cải thiện nhờ kiểm soát đường huyết

Thông thường, hội chứng bàn tay đái tháo đường sẽ được điều trị bằng cách kiểm soát đường huyết tốt hơn, tập vật lý trị liệu. Ngoài ra, những giải pháp ngăn chặn tổn thương thần kinh mạch máu từ alpha lipoic acid, mạch môn, câu kỷ tử cũng là một lựa chọn tốt để hỗ trợ cải thiện biến chứng này và giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn.

Loãng xương

Loãng xương là một căn bệnh khiến xương trở nên yếu, dễ gãy. Thông thường, người bệnh đái tháo đường type 1 sẽ có nguy cơ mắc biến chứng loãng xương cao hơn type 2. Loãng xương hiếm khi gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu, nhưng bạn có thể nhận biết chúng khi thấy chiều cao suy giảm, dễ bị gãy xương và đi đứng khom lưng.

Loãng xương được điều trị thế nào? Người bệnh đái tháo đường sẽ cần tập thể dục để giảm cân, bổ sung vitamin D và calci trong chế độ ăn hàng ngày để khắc phục tình trạng loãng xương. Nếu bệnh vẫn tiến triển nặng, có thể bạn sẽ cần dùng thuốc để ngăn ngừa tình trạng mất xương, tăng mật độ xương.

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là bệnh đặc trưng bởi tình trạng sụn khớp bị thoái hóa. Người bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ mắc biến chứng này cao hơn. Nguyên nhân thường là do ảnh hưởng của tình trạng thừa cân, béo phì.

Người bệnh đái tháo đường type 2 thường bị biến chứng viêm xương khớp

Triệu chứng viêm xương khớp: Bạn có thể bị đau và sưng đỏ các khớp. Các khớp xương cũng trở nên kém linh hoạt hơn, khiến bạn gặp khó khăn khi vận động..

Để điều trị viêm xương khớp, người bệnh đái tháo đường sẽ cần tập thể dục vừa sức, duy trì trọng lượng khỏe mạnh và tập vật lý trị liệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể trao đổi với bác sỹ để thử châm cứu, xoa bóp, dùng thuốc giảm đau hoặc thay khớp… nếu cần thiết.

Bệnh co thắt Dupuytren

Đây là tình trạng một hoặc nhiều ngón tay bị biến dạng, uốn cong vào lòng bàn tay. Biến chứng này thường xảy ra bởi các mô liên kết trong lòng bàn tay và ngón tay dày lên, hình thành sẹo. Điều này khiến người bệnh đái tháo đường không thể duỗi thẳng hoàn toàn các ngón tay của mình.

Thông thường, bạn có thể tiêm steroid để giảm viêm, giảm đau. Nếu bệnh tiến triển tới mức không thể cầm, nắm đồ vật, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn phẫu thuật.

Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát (DISH)

Còn được biết tới với tên gọi bệnh Forestier, biến chứng này thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường type 2, có thể gây cứng gân, dây chằng ảnh hưởng tới cột sống. Người bệnh có thể cảm thấy đau, cứng khớp và giảm phạm vi vận động, thường là ở lưng và cổ.

Để điều trị, người bệnh đái tháo đường có thể phải dùng thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật.

Đau cứng khớp vai

Đau cứng khớp vai hay viêm quanh khớp vai thể đông cứng có thể gây đau vai, hạn chế phạm vi chuyển động của người bệnh đái tháo đường. Đây cũng là hậu quả của tổn thương thần kinh ở người bệnh đái tháo đường. Nếu phát hiện sớm, tình trạng này có thể được khắc phục bằng cách tập vật lý trị liệu kết hợp các giải pháp hỗ trợ cải thiện biến chứng.

Chiến lược lâu dài để phòng chống và cải thiện biến chứng xương khớp là khắc phục nguyên nhân sinh ra chúng, bao gồm: Tình trạng tổn thương mạch máu, thần kinh và lắng đọng collagen tại các khớp.

Nghiên cứu cho thấy, hoạt chất sinh học alpha lipoic acid khi được kết hợp với 4 thảo dược hỗ trợ bảo vệ mạch máu như câu kỷ tử, mạch môn, hoài sơn, nhàu… sẽ giúp giảm các tổn hại mà đái tháo đường gây ra trên xương khớp. Đây là phát hiện có ý nghĩa quan trọng, không chỉ trong việc phòng ngừa mà còn hỗ trợ cải thiện biến chứng để giúp người bệnh phục hồi lại khả năng vận động hiệu quả hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Hiểu được các lợi ích mà Mạch môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử mang lại cho người bệnh đái tháo đường, Viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu kết hợp các thảo dược này với Alpha lipoic acid (một chất chống oxy hóa mạnh hỗ trợ cải thiện biến chứng thần kinh) trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.

Với công thức toàn diện, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường giúp:

- Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.

- Hỗ trợ giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 – 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết