Triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc methanol

Nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân ngộ độc methanol sẽ dễ tử vong

Không chết thì cũng bị 1 đống bệnh nguy hiểm vì ngộ độc methanol

Chàng rể Bỉ nguy cơ mù vì rượu giả

Methanol có thể khiến bạn bị suy giảm thị lực, mù vĩnh viễn

7 người nhập viện cấp cứu vì ngộ độc methanol tại Hà Nội

Triệu chứng khi bị ngộ độc methanol

Các triệu chứng ngộ độc methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống nhưng có thể muộn hơn, tuỳ thuộc vào số lượng mà bệnh nhân uống, bệnh nhân có uống cùng ethanol hay không (xuất hiện triệu chứng chậm hơn) và tình trạng folate của bệnh nhân. Khi bị ngộ độc methanol bệnh nhân thường trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu) và giai đoạn biểu hiện ngộ độc rõ tiếp theo sau. Vì triệu chứng lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường bị bệnh nhân chủ quan và bỏ qua hoặc không được phát hiện.

Các triệu chứng ngộ độc methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi uống

Các triệu chứng khi bị ngộ độc methanol: 

Trong vòng khoảng một tiếng sau khi uống bệnh nhân có bị nôn mửa, đau dạ dày tương tự với triệu chứng say rượu

- Thần kinh: Lúc đầu bệnh nhân thường tỉnh táo và kêu đau đầu, chóng mặt, bồn chồn... Sau đó bệnh nhân bị hôn mê, co giật.

- Mắt: Lúc đầu chưa biểu hiện, sau đó nhìn mờ, sợ ánh sáng, ám điểm, đau mắt, song thị, ám điểm trung tâm, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị (ánh sáng chói, các chấm nhảy múa, nhìn thấy đường hầm,...). Đồng tử phản ứng kém với ánh sáng, soi đáy mắt thấy gai thị xung huyết, sau đó phù võng mạc lan rộng dọc theo các mạch máu đến trung tâm đáy mắt, các mạch máu cương tụ, phù gai thị, xuất huyết võng mạc. Đồng tử giãn cố định là dấu hiệu của ngộ độc methanol nặng và tiên lượng xấu. Khi ngộ độc nặng có thể có xuất huyết hoặc nhồi máu não...

Làm gì khi bệnh nhân bị ngộ độc methanol?

Nguyên tắc sơ cứu quan trọng nhất là phải đảm bảo cho đường hô hấp được thông thoáng bằng cách cho bệnh nhân bị ngộ độc methanol nằm cao đầu hoặc chọn tư thế nằm nghiêng an toàn.

Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân. Cần chú ý chăm sóc và theo dõi người bệnh (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết), tuyệt đối không nên để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Cứ vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy, nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng... để tránh hạ đường huyết

Người bị ngộ độc methanol nên uống nhiều nước ấm để tránh mất nước

Nên cho người bệnh uống nhiều nước ấm để tránh mất nước, không uống nước lạnh. Ngoài ra, có thể cho bệnh nhân dùng thêm nước gừng tươi (thái lát và đun sôi kỹ), nước đậu ninh nhừ (đặc biệt là nước đậu xanh), sinh tố chuối, nước bưởi ép, nước cam, nước chanh, nước mía,… để giải độc.

Nếu bệnh nhân không tỉnh, thở sâu và nhanh, ứ đọng hầu họng nhiều hoặc co giật, cần tiếp tục giữ bệnh nhân tiếp tục nằm nghiêng, tư thế đầu cao an toàn và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa tới bệnh viện. Nếu bệnh nhân tỉnh nhưng kêu chóng mặt, đau đầu, nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt,… cũng cần đưa ngay tới bệnh viện khám và điều trị. 

Lưu ý, tuyệt đối không cho người ngộ độc methanol uống các loại thuốc chống nôn, thuốc bổ gan, thuốc giảm đau, hạ sốt để tránh gây xuất huyết trong, kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc khiến chất độc bị giữ lại trong cơ thể gây hại cho gan.

Khi bệnh nhân bị ngộ độc methanol các bác sỹ sẽ nhanh chóng loại bỏ chất độc và dùng thuốc giải độc đặc hiệu nếu có. Bác sỹ có thể chữa ngộ độc methanol bằng ethanol ngăn chặn quá trình hình thành acid formic. Họ cũng có thể sử dụng các loại thuốc như fomepizole ức chế methanol chuyển thành các độc chất vào cơ thể, hemodialysis làm sạch methanol trong máu… Trong trường hợp bệnh nhân đến sớm thì tiến hành rửa dạ dày. Sử dụng than hoạt tính cũng góp phần giảm thiểu mức độ ngộ độc.

Ở người lớn, ngộ độc methanol với liều 8gr (1ml dung dịch 100%) đã có thể gây mù, ngộ độc với liều 10gr (30ml dung dịch 40%) có thể gây tử vong. Ở trẻ em, ngộ độc methanol với liều 0,25ml/kg đã gây mù mắt và 0,5ml/kg đã gây tử vong (dung dịch 100%).

Trước khi gây độc, methanol được chuyển hóa thành formaldehyde và sau đó được oxy hóa thành acid formic (formate). Nồng độ acid formic trong máu cao ức chế cytochrome oxidase của ty lạp thể trong tế bào gây thiếu oxy tế bào, toan chuyển hóa nặng, tổn thương thần kinh thị giác và tổn thương võng mạc mắt. Ngoài ra, methanol gây ức chế thần kinh trung ương, giãn mạch, tụt huyết áp và giảm cung lượng tim.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp