Người bệnh đái tháo đường có nên uống nước mía?

Nhiều người cho rằng nước mía hữu ích với người bệnh đái tháo đường

Người bị đái tháo đường có ăn được bưởi ngọt không?

Cỏ lúa mì có giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường?

Người bị đái tháo đường phải lao động nặng nên ăn uống như thế nào?

5 biện pháp tự nhiên giảm tê bì tay chân cho người bệnh đái tháo đường

Trong nước mía có gì?

Thành phần của nước mía bao gồm 70-75% là nước, 10-15% chất xơ và 10-15% đường dưới dạng suncrose giống như đường ăn. Trên thực tế, nước mía là nguồn nguyên liệu chính tạo ra hầu hết các loại đường trên toàn thế giới.

Ở dạng chưa qua xử lý thì nước mía là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, bao gồm phenolic và flavonoid tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, nước mía được chiết xuất từ cây mía tươi nên nó vẫn giữ được lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất điện giải như kali có tác dụng giải khát, bù nước, lợi tiểu.

Tuy nhiên, nước mía lại cung cấp hàm lượng đường cực cao. Trong 240ml cung cấp khoảng 50gr đường. Con số này nhiều hơn đáng kể so với tổng lượng đường mỗi ngày mà Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị cho nam giới là 37,5gr và nữ là 25,2gr.

Trong khi GI là chỉ số phản ánh tốc độ gia tăng của đường huyết khi cơ thể hấp thụ những thức ăn giàu chất bột đường, GL là chỉ số cho biết đường huyết sẽ tăng bao nhiêu (nhiều hay ít) khi ăn loại thực phẩm đó.

Bất kỳ loại thực phẩm và đồ uống nào có chứa đường, dù là đường tự nhiên khi vào cơ thể sẽ chuyển thành glucose, chuyển hóa vào máu và làm tăng lượng đường trong máu quá mức. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu bạn đang hoặc có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh: đột quỵ não, bệnh võng mạc, bệnh Tim mạch, bệnh thận, loét bàn chân…

Mặc dù nước mía có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nhưng nó vẫn có tải lượng đường huyết (GL) cao. Điều này chắc chắn sẽ có tác động đáng kể đến lượng đường trong máu của bạn.

Người bệnh đái tháo đường có nên uống nước mía?

Trong khi các nghiên cứu ống nghiệm về chiết xuất mía cho thấy chất chống oxy hóa polyphenol có trong nó có thể giúp các tế bào tuyến tụy sản xuất nhiều insulin – hormone điều chỉnh lượng đường trong máu, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh đái tháo thái đường. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ.

Do đó, giống như các loại đồ uống nhiều đường khác, nước mía nên được hạn chế đối với người bệnh đái tháo đường. Lượng đường lớn trong nước mía có thể làm tăng đường huyết đến mức nguy hiểm. Do đó, tốt nhất người bệnh nên tránh loại đồ uống giải khát này.

Nếu bạn vẫn thích đồ uống ngọt, thay vì nước mía hãy chọn trà hoặc nước ép trái cây pha loãng. Những loại đồ uống này có hương vị nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng lớn đến đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết