Người bị tăng huyết áp có nên ăn kiêng muối và chất béo hoàn toàn?
Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ sinh non
Phụ nữ bị tăng huyết áp trong thai kỳ dễ mắc bệnh tim mạch sau sinh
Đái tháo đường, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Ăn 2 thìa muối/ngày cũng dễ bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch
Vai trò của muối và cholesterol
Natri là một khoáng chất thiết yếu giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng và điều chỉnh huyết áp của cơ thể. Theo Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia Hoa Kỳ (National Heart, Lung and Blood Institute), việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, một người bình thường không nên tiêu thụ quá 2,3gr muối/ngày và đối với người tăng huyết áp là 1,5gr/ngày.
Cơ thể bạn cũng cần có cholesterol, loại chất béo này có vai trò quan trọng trong cấu tạo của màng tế bào và nhiều phản ứng sinh hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá 300mg/ngày lại có thể gây hại cho sức khỏe.
Theo cuốn sách “Hướng dẫn ăn kiêng cho người Mỹ, 2010”, cholesterol khi vào trong máu có thể kết hợp với một số protein, gọi là lipoprotein. Lipoprotein mật độ thấp hay còn gọi là cholesterol "xấu" (LDL) được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành các mảng bám trên thành động mạch, làm hẹp động mạch và tăng nguy cơ dẫn tới bệnh mạch vành, đau tim, đột quỵ.
Ăn kiêng cho người tăng huyết áp và cholesterol cao
Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra một phương pháp ăn kiêng dành riêng cho người bị tăng huyết áp là Dietary Approaches to Stop Hypertension – DASH. Với mục tiêu là hạn chế lượng muối ăn vào mỗi ngày bằng cách giảm thiểu tiêu thụ muối ăn và giữ mức cholesterol trong máu ở mức độ kiểm soát.
Theo đó, lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày của người bệnh sẽ không được vượt quá 27% tổng lượng calorie trong ngày. Với thành phần chủ yếu là chất béo không bão hòa, lượng chất béo bão hòa hoặc mỡ động vật chỉ được ở mức dưới 6%.
1. Chọn chất béo lành mạnh
Để giúp làm giảm cholesterol trong máu, bạn nên hạn chế ăn thịt bò, hamburger, thịt xông khói và xúc xích… Chọn những miếng thịt có ít mỡ, thịt gia cầm không có da, và nên ăn cá vì chúng có chứa các acid béo lành mạnh, đặc biệt là omega 3 có thể giúp làm giảm cholesterol.
Theo cuốn “Hướng dẫn ăn kiêng cho người Mỹ, 2010” khuyến cáo bạn nên thay thế bơ động vật bằng các sản phẩm bơ thực vật ít béo hoặc sữa tách béo. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, loại chất béo không lành mạnh thường có trong các thực phẩm chế biến sẵn và các món nướng. Trong nấu ăn, bạn nên sử dụng các loại dầu thực vật như: Dầu cải, dầu olive hoặc dầu rum…
2. Kiểm soát lượng muối ăn
Bạn có thể làm giảm lượng natri và nguy cơ tăng huyết áp bằng cách sử dụng các loại thảo dược và gia vị thay cho muối trong một số công thức nấu ăn. Tránh các đồ ăn vặt có nhiều muối và lựa chọn các loại thực phẩm không muối như đậu và bắp rang. Nên chú ý đến nhãn của thực phẩm, hạn chế mua các sản phẩm có hàm lượng muối cao.
Bình luận của bạn