Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa không tốt cho tim mạch
8 sự thật về bệnh suy tim có thể bạn chưa biết
Phụ nữ lớn tuổi ăn nhiều đạm dễ bị suy tim
Thuốc chống viêm làm tăng nguy cơ suy tim
Mệt mỏi, khó thở, tiểu đêm nhiều... có phải bị suy tim sung huyết?
Nếu bạn còn hoài nghi về khuyến cáo giảm lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống của các chuyên gia dinh dưỡng, nghiên cứu mới nhất được công bố trên Tạp chí BMJ đã cung cấp thêm bằng chứng về tác hại của chất béo bão hòa đối với sức khỏe tim mạch.
Trên thực tế, bệnh tim mạch vành xảy ra khi một số yếu tố nhất định gây hại tới niêm mạc của các động mạch đưa máu giàu oxy đến tim. Những yếu tố này bao gồm: Hút thuốc lá, nồng độ cao cholesterol và chất béo trong máu, tăng huyết áp, đường huyết tăng cao.
Khi bạn ăn uống không đúng cách, mỡ (hay còn gọi là mảng bám) sẽ bắt đầu tích lũy dần ở các thành mạch. Khi mảng bám tích tụ, nó có thể cứng lại và vỡ ra. Những mảng bám cứng sẽ hạn chế lưu lượng máu, có thể dẫn đến cơn đau thắt ngực. Một số mảng bám khi vỡ ra sẽ dẫn đến sự hình thành các cục máu đông làm thu hẹp thêm các động mạch. Nếu số lượng cục máu đông đủ lớn, chúng hoàn toàn có thể bịt kín dòng chảy của máu trong động mạch vành, gây ra cơn đau tim.
Chuyên gia dinh dưỡng Qi Sun - Trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan (Boston, Hoa Kỳ) cùng các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu từ bảng câu hỏi về chế độ ăn uống và sức khỏe của gần 116.000 người tham gia trong 2 nghiên cứu lớn được thực hiện tại Hoa Kỳ từ năm 1986 tới năm 2010.
Họ phát hiện ra rằng, nhiều hơn 5% lượng chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như được tìm thấy trong pho mát cứng, sữa giàu chất béo, bơ, thịt bò và chocolate làm tăng 25% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Tuy nhiên khi phân tích sâu hơn, các tác giả nhận thấy, chỉ cần giảm 1% acid béo bão hòa tiêu thụ hàng ngày (chủ yếu là acid lauric, acid myristic, acid palmitic, acid stearic) và thay vào đó lượng calorie tương đương từ các chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa, carbohydrates hoặc protein thực vật, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở những người tham gia sẽ giảm từ 4 - 8%.
Các tác giả nhấn mạnh, thay thế nguồn chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa trong chế độ ăn uống là một trong những cách dễ nhất để làm giảm nguy cơ bệnh tim. Lưu ý, nếu có sử dụng chất béo bão hòa, loại chất béo này nạp vào không được phép quá 1/10 tổng số calorie. Đặc biệt, cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt, đậu, cá, sữa ít chất béo.
Bình luận của bạn