Ho kéo dài sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn
Điều trị ho kéo dài ở người già thế nào?
Trẻ ho nhưng không sốt là bệnh gì?
Điểm mặt 8 "thủ phạm" gây ho mạn tính
Bé ho kéo dài không khỏi, phải làm sao?
Ho gà
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn ho gà gây nên. Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội, đặc biệt và có nhiều biến chứng. Nhờ có vaccine phòng bệnh, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm hẳn nhưng tử vong còn cao, nhất là lứa tuổi sơ sinh.
Biểu hiện của bệnh ho gà:
- Giai đoạn sớm: Trẻ có thể sốt nhẹ và xuất hiện ho khan, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi. Các biểu hiện này tăng dần, xu hướng hình thành ho cơn.
Ho gà là bệnh thường gặp ở trẻ em
- Giai đoạn muộn hơn là những cơn ho kịch phát, bất chợt, cả ngày và đêm. Đặc điểm là ho cơn - có tiếng thở rít - nôn dãi trắng và rất dính.
+ Trong cơn: Trẻ ho từng chập 15-20 tiếng ho liên tiếp, không kìm được, lưỡi đẩy ra ngoài, tím tái, chảy nước mắt. Về sau tiếng ho yếu dần, chỉ thấy trẻ tím tái do ngừng thở. Trẻ nhỏ có thể tử vong trong cơn ho.
+ Sau cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh, mặt phù nề và mi mắt phù mọng.
Nếu thấy trẻ có biểu hiện ho kéo dài và có tiếng rít như tiếng gà thì hãy đưa trẻ đi khám. Ho gà nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm phổi do vậy cần phát hiện sớm ho gà.
Ung thư phổi
65% người bị Ung thư phổi bị ho mạn tính, theo một nghiên cứu được công bố Tạp chí Chest. Đa số người mắc ung thư phổi thường bị ho kéo dài, đôi khi ho ra máu. Ngay cả khi bị ho khan kéo dài, bạn cũng nên đi khám bệnh. Đừng nghĩ bạn không hút thuốc thì không bị ung thư phổi. Có tới 28% người bị ung thư phổi không hút thuốc. Nếu bạn ho kéo dài hơn 2 tuần hoặc biệt là ho khan, ho ra máu, đau khi nuốt và đau ngực thì hãy đến bệnh viện khám ngay.
Đa số người bị ung thư phổi thường bị ho kéo dài, ho ra máu
Viêm phổi
Triệu chứng chính của viêm phổi là ho khan dai dẳng vào ban đêm. Khi bị ho, mọi người thường uống thuốc ho, tuy nhiên uống sai thuốc có thể khiến tình trạng của người bệnh tồi tệ hơn.
Hãy đi khám bác sỹ nếu bạn bị ho kéo dài trên 10 ngày. Nếu bạn hị ho, kèm khó thở, đau ngực và sốt trên 38 độ C hoặc ho có đờm thì bạn cần đi khám bác sỹ ngay. Bác sỹ sẽ kiểm tra phổi của bạn. Thông thường viêm phổi do vi khuẩn có thể điều trị được bằng kháng sinh. Sau một vài ngày dùng thuốc, bệnh nhân sẽ cảm thấy tình trạng ho, khó thở, đau ngực cải thiện.
COPD
Hơn 7 triệu người Mỹ đang sống với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. COPD có thể là nguyên nhân gây ho dai dẳng. Bệnh diễn tiến âm thầm, hơn 50% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng trầm trọng như khó thở. Để chẩn đoán cần chụp X-quang phổi và đo hô hấp ký.
Người hút thuốc lá dễ bị COPD
Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây COPD. Người hút thuốc dễ bị COPD gấp 10 lần với người không hút thuốc. 80 – 90% bệnh nhân bị COPD có hút thuốc. Hút thuốc lá thụ động cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Khi nào bạn nên đi khám: Nếu bạn đang hút thuốc và bị ho kéo dài (đặc biệt là buổi sáng), thở khò khè, đau ngực thì hãy đi khám ngay. Thuốc giãn phế quản là thuốc thường được sử dụng trong điều trị chứng COPD. Các thuốc giãn phế quản thường dùng là thuốc cường beta 2, thuốc kháng cholinergic… hoặc dùng kết hợp nhiều thuốc. Khi điều trị COPD người bệnh phải ngưng hút thuốc.
Lao
Bệnh lao do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis gây ra. Nguy cơ mắc bệnh lao của bạn sẽ tăng lên nếu bạn suy giảm hệ miễn dịch. Nếu bạn bị ho kéo dài hơn 3 tuần và ho kết hợp với các triệu chứng như đau ngực, sút cân, mệt mỏi, đổ mồ hôi đêm hoặc ho ra máu thì có thể bạn đang bị lao. Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn lao có thể theo đường máu và bạch huyết đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Nếu không điều trị, bệnh lao có thể gây tử vong. Bệnh lao có thể được chẩn đoán qua xét nghiệm máu vì vậy bạn cần sớm đi khám bệnh.
Bình luận của bạn