Nồng độ cholesterol cao trong máu là mối nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe
Thuốc giảm cholesterol giúp bệnh nhân mổ tim sống lâu hơn
Thuốc hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi
Đột phá trong điều trị cholesterol cao
Xét nghiệm mỡ máu: Cần xác định tỷ lệ cholesterol tốt lẫn xấu
1. Gan là "nhà máy" sản xuất cholesterol
Theo Gerald Berenson - Giáo sư Y học Tim mạch Lâm sàng tại Đại học Y Tulane (New Orleans, Mỹ), cơ thể con người cần cholesterol để hoạt động đúng và gan là bộ phân cung cấp cho bạn lượng cholesterol khi cần. Vấn đề ở đây là khi bạn bắt đầu ăn quá nhiều chất béo bão hòa, cơ thể sẽ sản xuất ra một lượng lớn cholesterol “xấu” LDL, LDL sau đó có thể biến thành vô số mảng bám và bịt kín động mạch của bạn.
2. Cholesterol tác động đến ham muốn tình dục
Cholesterol là nhiên liệu để cơ thể thể có sản xuất ra hormone giới tính testosterone, estrogen và progesterone. Trên thực tế, bạn không thể sống mà không có cholesterol bởi nó là một thành phần quan trọng trong màng tế bào và hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách giúp gan tiết ra acid cần thiết để tiêu hóa chất béo.
3. Phụ nữ mang thai có nồng độ cholesterol cao tự nhiên
Marla Mendelson - Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Tim mạch Phụ nữ tại Bệnh viện Northwestern Memorial (Chicago, Mỹ) cho hay, trong suốt thai kỳ, cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL của người phụ nữ luôn ở mức độ cao. Vấn đề chỉ nên được quan tâm khi cholesterol vẫn cao sau khi sinh.
Một nghiên cứu mới đây cũng cho thấy, cholesterol “tốt” hay lipoprotein mật độ cao dường như đóng một vai trò hàng đầu trong việc giúp trẻ hình thành bộ não khỏe mạnh. Ngoài ra, một nghiên cứu khác phát hiện, sữa mẹ giàu cholesterol tự nhiên cung cấp sức khỏe tim mạch an toàn sau này của trẻ trong cuộc sống. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, trẻ bú sữa mẹ sẽ có mức cholesterol “xấu” thấp hơn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
4. Ai cũng có thể bị cholesterol cao
TS. Berenson – tác giả chính của nghiên cứu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim từ năm học tiểu học đến tuổi trưởng thành thuộc Đại học Bogalusa (Mỹ) cho biết, nếu bạn nghĩ rằng cholesterol cao chỉ là vấn đề của người trung tuổi thì bạn đã hoàn toàn sai lầm bởi ngay cả trẻ em cũng có thể bị cholesterol cao trong máu.
Cholesterol cao làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch
5. Bạn có thể thấy cholesterol trong đôi mắt
Vành trắng quanh giác mạc của mắt là một dấu hiệu của sự tích tụ cholesterol, mặc dù đó không phải là dấu hiệu của các vấn đề tim mạch. Tuy nhiên, những cục bướu mỡ nhỏ dưới da trên mí mắt (được gọi là xanthelasma) lại có thể dự đoán các vấn đề về tim mạch. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí British BMJ, các nhà nghiên cứu đã phân tích 12.745 người trưởng thành ở Đan Mạch và họ tìm thấy có một liên kết mạnh mẽ giữa những cục u và bệnh tim hoặc đau tim 5 năm sau đó.
6. Cholesterol trông rất giống như chất béo
Mặc dù cholesterol máu cao chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm máu, tuy nhiên các nhà khoa học cho biết, cholesterol khi chảy trong huyết mạch sẽ có lớp phủ màu trắng, giống như chất béo.
7. Cholesterol có thể bảo vệ làn da của bạn
Theo một nghiên cứu về điều trị da được công bố trên Tạp chí Khoa học Da liễu, cholesterol có thể thêm vào như là một thành phần trong kem dưỡng ẩm giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím.
8. Cần kiểm tra cholesterol thường xuyên
Có khoảng 1/4 người trưởng thành chưa bao giờ kiểm tra cholesterol. Theo khuyến cáo, bạn cần xét nghiệm cholesterol lâu nhất là 5 năm sau tuổi 20.
9. Phòng ngừa không thừa
Cholesterol cao trong máu là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, thậm chí có thể gây tử vong. Phòng ngừa là không thừa, ngoài thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, bạn cũng nên tham khảo một số sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ làm giảm cholesterol trong máu để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1783/2014/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn