Chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa đau tim và đột quỵ hiệu quả
11 cách đơn giản giúp hạ huyết áp
Thuốc điều trị đái tháo đường giúp ngăn ngừa đau tim, đột quỵ?
Tắm xông hơi khô để giảm nguy cơ đột quỵ: Nên hay không?
7 dấu hiệu trên khuôn mặt cảnh báo đột quỵ - Đọc ngay kẻo lỡ
Tìm hiểu về bệnh đau tim và đột quỵ
Sự thiếu hiểu biết về sức khỏe có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Do đó, cách phòng ngừa đau tim và đột quỵ tốt nhất là hiểu được các yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị bệnh. Một số yếu tố nguy cơ gây đau tim hoặc đột quỵ mà bạn có thể kiểm soát là: Tăng huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường, thừa cân, uống nhiều rượu, lười vận động, hút thuốc và stress.
Hãy nói chuyện với bác sỹ nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Đừng quên uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo và cách gọi xe cứu thương ngay lập tức khi có cơn đau tim và đột quỵ.
Bạn nên tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo đau tim và đột quỵ
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và đột quỵ. Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Atherosclerosis, cai thuốc lá có hiệu quả cao trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch.
Các hóa chất độc hại trong khói thuốc làm tổn thương tế bào máu, do đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim và mạch máu. Điều này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và cuối cùng có thể dẫn đến đau tim. Đồng thời hút thuốc lá và hít phải khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi, bệnh mạch máu ngoại vi và đột quỵ.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Cải thiện chế độ ăn uống là bước quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim.
Bạn nên:
- Ăn nhiều rau củ quả mỗi ngày;
Ăn nhiều rau củ giúp phòng ngừa tăng huyết áp
- Ăn nhiều ngũ cốc, các loại đậu, thực phẩm nguyên hạt;
- Ăn các loại cá như cá hồi và cá ngừ ít nhất hai lần một tuần;
- Tránh các sản phẩm có hàm lượng chất béo và đường cao;
- Chế biến thức ăn của bạn bằng cách luộc, hấp.
Tập thể dục hàng ngày
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), những người thường xuyên tập luyện ít có nguy cơ đau tim hơn và có khả năng phục hồi tốt hơn nếu bị đau tim so với người lười vận động. Tập thể dục thường xuyên giúp giảm cân, giảm tổng lượng cholesterol và giảm huyết áp. Nó cũng giúp tăng cholesterol tốt và tăng độ nhạy insulin. Một số bài tập tốt cho tim: Đi bộ, bơi lội, đạp xe...
Tập thể dục thường xuyên giúp giảm cholesterol và huyết áp
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
Thừa cân, đặc biệt là tích tụ chất béo quanh eo, làm tăng nguy cơ kháng insulin, tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bạn có thể tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) và chu vi vòng eo để tìm hiểu xem mình có bị thừa cân hay không. Chỉ số BMI từ 18,5 đến 25 là khỏe mạnh. Nếu chỉ số BMI của bạn từ 30 trở lên, tức là bạn thừa cân. Ngoài ra, nam giới đo vòng eo lớn hơn 101 cm và phụ nữ có vòng eo lớn hơn 89 cm là thừa cân.
Giảm stress
Theo một nghiên cứu năm 2014 được thực hiện tại Đại học Pittsburgh, stress không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của tim, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Stress kéo dài làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Stress cũng làm tăng nồng độ cytokine - hóa chất tiền viêm trong cơ thể. Ngoài ra, những người bị stress thường hút thuốc lá, uống quá nhiều và ăn quá nhiều.
Stress kéo dài làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trong thực tế, những người bị ngưng thở khi ngủ dễ bị tổn thương phổi và động mạch hơn. Điều này làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, tăng huyết áp và suy tim sung huyết.
Những cách để cải thiện giấc ngủ: Đi ngủ vào một giờ cố định, không sử dụng caffeine trước khi ngủ, tắm nước ấm, thiền, nghe nhạc.
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là một trong những cách tốt nhất để phát hiện các vấn đề có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Khi khám sức khỏe, bác sỹ sẽ dựa trên tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh và lối sống để chỉ định bạn làm một số xét nghiệm kiểm tra.
Bình luận của bạn