Ngứa, rát vùng kín là những dấu hiệu cho thấy bạn dễ bị viêm nhiễm
Quan hệ đường miệng có lây truyền mụn rộp sinh dục do nhiễm HSV2 hay không?
Rửa "vùng kín" bằng nước muối sao vẫn ngứa?
Nguy cơ viêm nhiễm do khô âm đạo kéo dài
Hết ngứa vùng kín dựa vào tự nhiên
Khí hư ra nhiều có phải bị viêm nhiễm phụ khoa?
Phụ nữ cần cảnh giác với nhiễm khuẩn âm đạo
Tại sao phụ nữ mãn kinh hay bị viêm âm đạo?
Tuy nhiên, không ít phụ nữ vì xấu hổ mà không dám trao đổi, chia sẻ thông tin với người khác, thậm chí là không dám đi khám phụ khoa, dù thấy các dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục.
Bình thường, âm đạo đã có độ pH cân bằng. Vì thế, bạn không nên lạm dụng nước vệ sinh, hoặc xà phòng để làm sạch âm đạo. Bởi, nếu các dung dịch vệ sinh có độ pH chênh lệch quá lớn sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Sau tuổi 20, khám phụ khoa định kỳ là cần thiết đối với mỗi phụ nữ. Vì, chỉ cần xảy ra viêm nhiễm… sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tình dục của bạn. Về lâu dài, viêm nhiễm vùng kín có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng, giảm sự tự tin và gây ra những căng thẳng về tinh thần không đáng có của hai bạn.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám chuyên khoa ngay
1. Ngứa là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa ở bộ phận này như: Nấm, Chlamydia trachomatis, loạn khuẩn, mụn rộp… Tuy nhiên, để biết rõ mình đang bị gì, bạn cần đi khám phụ khoa để được điều trị kịp thời.
2. Mùi khó chịu
Nếu bạn cảm thấy âm đạo có mùi khó chịu, có thể bạn đã bị nhiễm trùng âm đạo.
3. Dịch âm đạo có màu
Nếu bạn thấy dịch âm đạo có màu sắc bất thường như: Vàng, xanh, xám, trắng, hoặc nâu thì bạn nên đi khám phụ khoa ngay.
4. Chảy máu bất thường: Nếu bạn thấy ra máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Vì, chảy máu thường xuyên ở bộ phận sinh dục có thể là triệu chứng của ung thư cổ tử cung.
5. Đau khi giao hợp có thể do một số nguyên nhân như: Nhiễm trùng, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da, kích ứng…
6. Khô âm đạo: Khô âm đạo thông thường xảy ra sau khi phụ nữ đã mãn kinh do estrogen giảm. Điều này có thể gây ra sự khó chịu trong suốt quá trình giao hợp. Nếu bạn chưa ở độ tuổi mãn kinh mà bị khô âm đạo thì cần đi khám chuyên khoa.
7. Nhiễm trùng da: Bạn cần phải thường xuyên theo dõi những vết loét bất thường, hoặc da bị trầy xước xung quanh vùng kín. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
8. Nóng, rát khi đi tiểu. Thực tế cho thấy, khoảng 95% người bị viêm đường tiết niệu bị rối loạn tiểu tiện mà triệu chứng điển hình là tiểu buốt và tiểu rắt, nước tiểu đục, hoặc có màu hồng, mùi khai nồng làm cho người bệnh thấy đau rát mỗi lần đi tiểu, thậm chí có cảm giác buốt như kim châm lan dần theo niệu đạo.
Tuy nhiên, dù bỏng rát khi đi tiểu là một dấu hiệu cảnh báo của viêm đường tiết niệu, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, và nhiễm Trichomonas). Các xét nghiệm đơn giản có thể phân biệt được viêm đường tiết niệu và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Phòng tránh bằng cách nào?
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên, hàng ngày bằng nước muối pha loãng. Tránh lạm dụng các dung dịch vệ sinh. Không thụt rửa sâu vào trong âm đạo. Càng thụt rửa sâu, âm đạo càng dễ bị viêm nhiễm.
Mặc quần áo khô, thoáng, sạch sẽ. Đồ lót nên được làm từ vài cotton mềm mịn để vùng kín không bí bách, tổn thương, hoặc khó chịu.
Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục. Không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Có chế độ ăn uống lành mạnh, với đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều rất quan trọng. Uống đủ nước mỗi ngày. Ăn các loại thực phẩm hỗ trợ cung cấp estrogen tự nhiên. Ngoài ra, chị em cũng nên bổ sung thực phẩm chứa cholesterol vì cholesterol đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiết ra dịch bôi trơn trong âm đạo.
Bình luận của bạn