Những điều bạn nên biết về suy tim phải

Suy tim phải có thể đe dọa tính mạng, nhưng sẽ được kiểm soát nếu bạn điều trị tốt

Hở van 2 lá 1/4 có nguy hiểm không?

Các cách điều trị bệnh hở van tim 3 lá

Chăm sóc bệnh nhân suy tim độ 3 thế nào để làm chậm tiến triển bệnh

Hẹp mạch vành kèm đái tháo đường có nguy hiểm không?

Suy tim phải là gì?

Suy tim phải là tình trạng xảy ra khi nửa bên phải của trái tim (gồm tâm nhĩ và tâm thất phải) bị suy giảm chức năng co bóp, không còn khả năng bơm máu tới phổi hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc trái tim không thể bơm đầy máu, khiến máu dễ bị chảy ngược lại vào tĩnh mạch.

Suy tim phải thường bắt nguồn từ suy tim bên trái, dạng suy tim phổ biến hơn, xảy ra khi tâm thất trái phải co bóp mạnh hơn bình thường để cố gắng cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể.

Các triệu chứng cảnh báo suy tim phải

Tình trạng tích nước trong cơ thể, gây sưng, phù ở các chi dưới (đôi khi ở bụng) là một triệu chứng phổ biến, rõ ràng nhất cảnh báo suy tim phải. Tuy nhiên, người bệnh còn có thể biểu hiện một số triệu chứng sau:

- Khó thở, đặc biệt là khi nằm ngửa.

- Ho.

- Chóng mặt.

- Khó tập trung, dễ nhầm lẫn.

- Mệt mỏi, thiếu năng lượng.

- Tăng cân đột ngột.

- Chán ăn.

- Đau bụng.

Suy tim phải có thể gây sưng, phù chi dưới

Nếu nhận thấy tình trạng sưng, phù ở mắt cá chân, cẳng chân, bàn chân hoặc bụng, bạn nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán bệnh kịp thời. Khó thở (trong bất kỳ tình huống nào), hay thấy mệt mỏi cũng là những triệu chứng cần được xem xét.

Ngoài ra, bạn nên đi khám, cấp cứu ngay nếu thấy mình có các triệu chứng sau:

- Khó thở đột ngột, đồng thời bị đau tức ngực hoặc tim đập nhanh.

- Khó thở, ho ra đờm có lẫn máu.

- Ngất xỉu.

- Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim.

Các nguyên nhân gây suy tim phải

Một số yếu tố sau có thể dẫn tới suy tim phải:

- Các tình trạng làm tổn thương trái tim, khiến tim phải làm việc vất vả hơn như đau tim, bệnh van tim, bệnh phổi, tăng áp động mạch phổi (tăng áp lực trong các mạch máu từ tim tới phổi)…

Tăng áp động mạch phổi là một trong những nguyên nhân thường gặp gây suy tim phải

- Suy tim trái: Khi nửa bên trái của tim bị yếu đi, máu có thể tích tụ trong các buồng tim. Điều này có thể gây tăng áp động mạch phổi. Để khắc phục tình trạng này, nửa tim bên phải phải hoạt động nhiều hơn, cuối cùng sẽ dần bị suy yếu đi.

- Do các van tim bên phải bị rò rỉ hoặc tổn thương, ví dụ như hở van 3 lá.

Yếu tố nguy cơ gây suy tim phải

- Tuổi tác cao.

- Có thành viên khác trong gia đình bị suy tim cũng như các bệnh tim mạch khác.

- Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

- Mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, ngưng thở khi ngủ, ung thư

Điều trị suy tim phải

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy tim phải mà các bác sỹ có thể tư vấn bạn điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống hay cấy ghép các thiết bị hỗ trợ khả năng bơm máu của tim cho phù hợp.

Thay đổi lối sống lành mạnh hơn

Để giúp trái tim hoạt động hiệu quả hơn, người bệnh cần thay đổi lối sống theo những lời khuyên sau:

- Không hút thuốc lá.

- Duy trì cân nặng ổn định, nên tự đo cân nặng tại nhà thường xuyên để phát hiện tình trạng tăng cân do tích nước.

- Có chế độ ăn uống cân bằng, ít natri.

- Tập thể dục thường xuyên theo lời khuyên của bác sỹ.

Dùng thuốc

- Thuốc lợi tiểu: Giúp loại bỏ bớt chất lỏng và natri dư thừa trong cơ thể. Điều này sẽ giúp người bệnh suy tim phải giảm được triệu chứng sưng, phù khó chịu, đồng thời giúp tim co bóp hiệu quả hơn.

- Thuốc giãn mạch: Giúp làm giãn mạch máu, khiến tim không phải làm việc quá sức. 2 loại thuốc giãn mạch thường được kê đơn bao gồm thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB).

- Thuốc chẹn beta: Giúp làm chậm nhịp tim, giảm bớt khối lượng công việc của cơ tim.

- Digoxin: Đây là loại thuốc giúp tăng cường khả năng bơm máu của tim, thường được sử dụng trong các trường hợp suy tim nghiêm trọng.

- Thuốc giãn động mạch phổi: Thường dùng trong trường hợp suy tim phải do tăng áp động mạch phổi.

Cấy ghép thiết bị

Đối với những trường hợp suy tim phải nghiêm trọng, bác sỹ có thể yêu cầu bạn cấy ghép các thiết bị giúp hỗ trợ chức năng tim:

- Cấy ghép tim nhân tạo hay thiết bị hỗ trợ tâm thất.

- Phẫu thuật trong trường hợp suy tim do dị tật tim bẩm sinh.

- Ghép tim.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.

Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch