Hút thuốc lá cũng có thể gây ra bệnh huyết khối
Nhận diện cục máu đông nguy hiểm trong cơ thể
Mối liên hệ giữa cục máu đông và vi khuẩn đường ruột
Dùng sản phẩm nào để ngăn ngừa cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ?
Chân sưng to bất thường cẩn thận có cục máu đông
Dùng testosterone bổ sung dễ xuất hiện cục máu đông
Những người thừa cân: Nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn cao hơn mức bình thường và lượng chất béo dư thừa trong cơ thể cao, dẫn đến thừa cân, béo phì thì bạn có nguy cơ cao bị bệnh huyết khối (cục máu đông). Bởi, các mô chất béo có thể làm đông máu trong động mạch.
Người hút thuốc lá: Có thể bạn không biết rằng, hút thuốc lá cũng có thể gây ra cục máu đông. Các độc tố và hàm lượng nicotine trong thuốc lá làm cứng các tế bào máu và làm giảm lưu thông máu trong các động mạch, do đó dẫn đến cục máu đông.
Phụ nữ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, rất nhiều thay đổi hormone và biến động xảy ra trong cơ thể. Trong đó, thai phụ thường sản sinh ra hormone estrogen cao. Ở một số thai phụ, estrogen cao có thể dẫn đến sự đông cứng của máu và gây ra huyết khối.
Người sử dụng thuốc tránh thai: Những phụ nữ sử dụng nhiều thuốc ngừa thai cũng có thể gây ra huyết khối. Thuốc ngừa thai tạo ra một lượng estrogen cao trong cơ thể và có thể gây ra cục máu đông.
Những người bị bệnh viêm: Nếu một người bị các bệnh viêm ảnh hưởng đến tim, phổi, thận và các cơ quan khác trong cơ thể, các chất gây viêm có thể xâm nhập vào máu, gây ra cục máu đông.
Người ngồi quá lâu: Nếu bạn là dân văn phòng phải ngồi quá lâu trên bàn làm việc, bạn sẽ có nguy cơ bị huyết khối, bởi vì nó ức chế sự lưu thông máu và làm cứng các tế bào máu, gây ra cục máu đông.
Người bị nhiễm trùng: Nếu bạn bị nhiễm trùng nội tạng ở bất kỳ cơ quan nào, vi trùng gây ra nhiễm trùng cũng có thể xâm nhập vào máu và làm đông cứng máu, dẫn đến cục máu đông.
Di truyền: Các cục máu cũng có thể được gây ra do tiền sử gia đình, nghĩa là nếu những người thân trong gia đình bạn bị bệnh huyết khối, bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.
Bình luận của bạn