Sai lầm tai hại trong điều trị đái tháo đường type 2

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần kiểm tra đường huyết thường xuyên

Mắc đái tháo đường có được ăn nhiều tinh bột không?

Video: Biến chứng suy thận do đái tháo đường có thể tử vong

Bị đái tháo đường không nhất thiết phải từ bỏ món khoái khẩu

Bệnh nhân đái tháo đường nên và không nên ăn gì?

1. Tôi có thể cảm nhận được mức độ đường huyết tăng cao/xuống thấp, vì vậy tôi không cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Chờ đợi để cảm nhận các dấu hiệu/triệu chứng lượng đường trong máu tăng cao/xuống thấp là quá nguy hiểm. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), điều này có thể dẫn đến tai nạn, chấn thương, hôn mê, thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân.

Bên cạnh việc xác định lượng đường trong máu ở mức an toàn, theo dõi đường huyết thường xuyên còn giúp chấn an tâm lý người bệnh. Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Triển lãm Giáo dục Đái tháo đường thường niên trong tháng 8/2015 của Hoa Kỳ chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường có lịch giám sát đường huyết thường xuyên không chỉ kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu, họ còn cảm thấy an tâm hơn về tình trạng bệnh của mình.

TS. Jenny Champion - Chuyên gia dinh dưỡng, bệnh đái tháo đường, làm việc tại New York, Mỹ cho biết, bệnh nhân nên tự kiểm tra đường huyết 3 - 4 lần mỗi ngày đối với những người dùng insulin và ít nhất 1 lần/ngày với những người đang sử dụng thuốc uống. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ đối với các khuyến nghị chung, do đó lịch trình kiểm tra cụ thể cần làm theo hướng dẫn bác sỹ.

2. Tôi phải tiêm insulin, tức là tôi quản lý đái tháo đường không tốt.

Insulin là một hormone tự nhiên được sản xuất bởi tuyến tụy, cho phép cơ thể sử dụng đường từ thức ăn chuyển hóa thành năng lượng, hoặc được lưu trữ sử dụng sau. Khi bạn bị đái tháo đường type 2, cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách, lâu dần có thể mất đi khả năng tiết insulin. Điều trị insulin là phương pháp hữu hiệu trong những trường hợp này, cho dù người đó mới được chẩn đoán mắc đái tháo đường hoặc đã được quản lý bằng, trên 15 năm.

3. Quản lý đái tháo đường là đau đớn và phức tạp.

Người bệnh đái tháo đường thường phải thực hiện theo lịch trình giờ ăn nghiêm ngặt và chịu đựng đau đớn khi tiêm insulin, nhưng đó là chuyện của quá khứ. TS. Champion nói: "Đã có những tiến bộ rất lớn về phương pháp điều trị đái tháo đường hơn 50 năm qua. Các dạng insulin và các loại thuốc mới hiện đã giúp cho việc quản lý bệnh đái tháo đường dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều".

4. Tôi có thể ăn bất cứ thứ gì khi đã sử dụng thuốc.

Ăn uống không điều độ có thể ảnh hưởng đến sự hiệu quả của thuốc. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng, bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bao gồm protein từ thịt nạc, vitamin, khoáng chất, chất xơ từ các loại rau, hạn chế chất béo, tinh bột, thực phẩm chế biến…

Ăn uống vô độ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc

5. Tôi bị đái tháo đường? Tôi cần phải hạn chế thể dục thể thao.

"Hoạt động thể chất là một cách tuyệt vời để quản lý lượng đường trong máu, giúp ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai", TS. Champion nói. ADA khuyến cáo bệnh nhân nên dành 30 phút tập aerobic ít nhất 5 ngày một tuần. Nếu bạn không thể dành ra 30 phút mỗi ngày, đó có thể là 10 – 20 phút với các bài tập như đi bộ nhanh, cầu thang, leo núi, bơi lội và nhảy múa.

Bạn cũng có thể thử bóng đá. Trong nghiên cứu được công bố vào tháng 12/2013 trên tạp chí Medicine & Science in Sports & Exercise, tất cả những người đã được chẩn đoán với bệnh đái tháo đường type 2, các mô cơ tim của họ đã làm việc nhanh hơn tới 29% sau 6 tháng tập luyện, khả năng gắng sức cũng tăng lên 42%.

Lưu ý, cần có một bữa ăn nhẹ trước khi hoạt động thể chất, đặc biệt là nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết. Nên nói chuyện với bác sỹ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập luyện mới.

6. Sử dụng insulin gây ra các biến chứng như phải cắt bỏ các chi, thậm chí tử vong.

Hoàn toàn ngược lại, insulin cho phép tế bào hấp thụ và sử dụng đường lấy từ thực phẩm, từ đó giúp hạ thấp lượng đường trong máu và ngăn ngừa những tổn thương tới các cơ quan do mức đường huyết tăng cao.

7. Nếu thân nhân của tôi dùng loại thuốc này, tôi cũng sẽ phải sử dụng thuốc y như vậy.

Việc sử dụng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thời gian chẩn đoán đái tháo đường, tình trạng tiến triển của bệnh, điều kiện thể chất cùng nhiều điều kiện sức khỏe khác. Đặc biệt, với cùng một loại thuốc, mỗi người lại có sự phản ứng khác nhau. Do đó, những loại thuốc được dùng cho người thân chưa chắc là phù hợp với bạn.

8. Tôi phải mất rất nhiều trọng lượng mới có thể cải thiện tình trạng bệnh lý.

Thừa cân/béo phì làm gia tăng nguy cơ biến chứng. Cũng may, số cân giảm đáng kể (5 – 10% trọng lượng) cũng có thể cải thiện nồng độ đường trong máu tốt hơn. ADA khuyến cáo rằng, bạn nên giảm cân dần dần bằng cách thiết lập một vài mục tiêu thực tế và duy trì luyện tập đều đặn.

9. Tôi quản lý tốt mức đường huyết trong một thời gian, biến chứng không thể xảy ra với tôi.

Kiểm soát tốt đường huyết trong một thời gian không đủ đẻ khẳng định bạn không khả năng phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn mất thị lực, tổn thương thần kinh, suy thận… trong tương lai.

Duy trì đường huyết trong phạm vi an toàn là một quá trình mà bệnh nhân cần quản lý suốt đời. Để làm được điều này, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống thích hợp, tập thể dục, uống thuốc và sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ ổn định đường huyết.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Thực phẩm chức năng TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.
Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết