Bị đái tháo đường không nhất thiết phải từ bỏ món khoái khẩu

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần đi khám và xét nghiệm máu thường xuyên

Bệnh nhân đái tháo đường nên và không nên ăn gì?

Bà bầu bị đái tháo đường nên ăn đậu nành, uống nước đậu!

Dùng thuốc điều trị đái tháo đường với TPCN có gây hạ đường huyết?

HbA1c cao nhưng đường huyết thấp có phải bệnh đái tháo đường?

BS. Alison Massey cũng chia sẻ những bí quyết giúp người bệnh đái tháo đường có thể sống lâu hơn mà không gặp biến chứng:

Đái tháo đường type 2 là dạng phổ biến nhất của đái tháo đường, chiếm 90 - 95% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh.

1. Cần kiểm tra chỉ số đường huyết bằng thiết bị đo cầm tay nhiều lần trong ngày để theo dõi sự biến động của đường huyết. Bạn cũng cần chuẩn bị cho mình "vật bất ly thân" là một quyển sổ để ghi lại chế độ ăn uống, việc tập luyện, chỉ số đo được... để có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn.

2. Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế thường xuyên để xét nghiệm máu. Cụ thể là đo chỉ số HbA1c, giúp kiểm tra mức độ quản lý tổng quát lượng đường huyết trong 2 - 3 tháng gần đây có được duy trì và kiểm soát tốt hay không. Nếu không, các bác sỹ có thể sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc, xem lại chế độ dinh dưỡng và kế hoạch tập thể dục của bạn.  

3. Giảm cân giúp cải thiện khả năng xử lý glucose (đường) và sử dụng hormone insulin của cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người bị thừa cân/béo phì nếu khi giảm cân thì có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 2.

Giảm cân sẽ cải thiện sức khỏe cho người bệnh đái tháo đường

4. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ các vấn đề về sức khỏe răng miệng như khô miệng, tưa miệng và các bệnh về nướu. Điều này có thể làm cho việc kiểm soátđường huyết khó khăn hơn. Bởi vậy, hãy chắc chắn luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần mỗi ngày và đi khám nha sỹ thường xuyên.

5. Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Có đến 40 – 45% những người bị bệnh đái tháo đường gặp phải biến chứng võng mạc đái tháo đường, một tình trạng mạch máu bị tổn thương ở võng mạc, theo ADA. Võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân bị mù, cùng với đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

6. Lượng đường trong máu tăng cao còn gây tổn thương thần kinh và mạch máu. Sự tích tụ những mảng bám ở thành động mạch là một sản phẩm phụ của nồng độ đường cao không được quản lý. Đó là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ, ít nhất là cao gấp 2 lần so với những người không bị đái tháo đường.

7. Đái tháo đường là nguyên nhân chính gây suy thận. Kể cả khi đái tháo đường được kiểm soát, bệnh nhân vẫn có một nguy cơ cao bị suy thận mạn tính. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, trong số 100.000 người được chẩn đoán bị suy thận mỗi năm, gần 44% các trường hợp là do biến chứng đái tháo đường.

8. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng ngừa biến chứng. Bạn có thể duy trì tốt hơn lượng đường huyết, từ đó giảm tỷ lệ biến chứng của bệnh bằng các dòng sản phẩm hỗ trợ ổn định đường máu. Tuy nhiên, cần tham vấn ý kiến dược sỹ/bác sỹ trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng sản phẩm.

Minh Hiếu H+ (Theo Everyday)

Thực phẩm chức năng TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra. Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết