Trời càng nóng, mẹ bầu càng dễ bị đái tháo đường thai kỳ

Sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của phụ nữ mang thai

Probiotics có thể làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

Dậy thì sớm làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

7 cách quản lý đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ: Làm gì để kiểm soát đường huyết?

Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ (gestational diabetes) là một dạng đái tháo đường tạm thời ảnh hưởng đến một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Những bà bầu này thường không có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường trước khi mang thai, nhưng đường huyết vẫn có thể tăng lên vào khoảng thời gian giữa kỳ mang thai. Ước tính có 3 - 5% bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường thai kỳ xảy ra khi các hormone trong nhau thai kích thích đề kháng insulin, có nghĩa là mức đường huyết không được duy trì.

Độ nhạy với insulin được cải thiện khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, khi đó, cơ thể sản sinh nhiều nhiệt hơn để giữ cho cơ thể được ấm áp. Tuy nhiên, nhiệt độ cao bên ngoài có ảnh hưởng gì tới nguy cơ đái tháo đường thai kỳ?

Các nhà nghiên cứu tới từ Bệnh viện St. Michael, Viện Khoa học Đánh giá lâm sàng (ICES), Bệnh viện Mount Sinai và Đại học Toronto (tất cả đều ở Ontario, Canada) đã tiến hành khám phá mối liên quan giữa nhiệt độ ngoài trời và nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.

Nghiên cứu đã kiểm tra 555.911 trẻ sinh ra từ 396.828 phụ nữ trong khoảng thời gian 12 năm, từ năm 2002 - 2014. Những bà mẹ có độ tuổi trung bình là 31 và đang sinh sống ở vùng Toronto (Canada), khoảng một nửa trong số bà mẹ này không sinh ra ở Canada.

Ở Canada, nhiệt độ lạnh ngoài trời được quy định trung bình là 10°C hoặc thấp hơn và nhiệt độ nóng trung bình là 24°C.

Những bà bầu trong nghiên cứu đã được tiếp xúc với các nhiệt độ khác nhau trong 30 ngày trước khi được kiểm tra đái tháo đường thai kỳ.

Kết quả: Đái tháo đường xảy ra ở 4,6% phụ nữ đã tiếp xúc với nhiệt độ cực lạnh. Nhưng con số này đã tăng tới 7,7% đối với những phụ nữ tiếp xúc với nhệt độ cao. Hơn nữa, cứ tăng thêm 10°C tương ứng với nguy cơ đái tháo đường cao gấp 1,06 lần. Nguy cơ tương tự đã được tìm thấy khi nhiệt độ tăng giữa 2 lần mang thai ở cùng một người mẹ.

TS. Joel Ray - một trong những tác giả của nghiên cứu trên cho biết: “Kết quả trên là giống nhau ở phần lớn các bà bầu. Bởi lẽ, chúng tôi đã loại bỏ các yếu tố như dân tộc, thu nhập, hoạt động, thói quen ăn uống…”.

Tác giả chính của nghiên cứu, TS. Gillian Booth cho hay, mặc dù nghiên cứu này không chứng minh rõ ràng mối quan hệ nhân quả giữa thời tiết và đái tháo đường thai kỳ, tuy nhiên, nó sẽ làm thay đổi cách suy nghĩ của nhiều người.

Trước đây, nhiều người cho rằng, ở nền nhiệt độ cao hơn, bà bầu tích cực hoạt động ngoài trời sẽ giúp hạn chế tăng cân trong thai kỳ, và từ đó có thể giúp giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu mới đã chứng minh tiếp xúc với nhiệt độ thấp có thể cải thiện sự nhạy cảm insulin bằng cách kích hoạt một loại chất béo bảo vệ gọi là mô mỡ nâu.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, nếu phát hiện của họ là chính xác, điều này có thể dự báo số lượng các trường hợp bị đái tháo đường thai kỳ trên toàn thế giới có thể tiếp tục tăng lên do hậu quả của sự nóng lên toàn cầu.

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên thường xuyên đi khám bác sỹ, theo dõi đường huyết và thay đổi lối sống lành mạnh kể cả sau khi sinh. Hãy tham vấn bác sỹ để sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường thai kỳ.

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường, thực phẩm chức năng TĐCare.

Biết Tuốt H+ (Theo MNT)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp