Táo bón khi mang thai: Cẩn thận mất con!

Có khoảng một nửa số phụ nữ mang thai phải chịu đựng tình trạng táo bón

Mách mẹ thực đơn cho bé bị táo bón

Video: Trăm bệnh đổ đầu vì ngồi bồn cầu sai tư thế

Táo bón sau tiêm insulin dùng thuốc gì điều trị?

Trị táo bón tự nhiên không cần dùng thuốc nhuận tràng

Nguyên nhân gây táo bón 

 Khi mang thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi. Cơ thể sẽ tiết ra các hormone giới tính nuôi thai, nhưng những hormone này lại là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, phần lớn phụ nữ mang thai cần phải uống bổ sung calci và chất sắt để đảm bảo sức khoẻ của mẹ và sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Tuy nhiên, tất cả những điều này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến đường ruột gây cản trở trong việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Đây là nguyên nhân dẫn đến táo bón.

Ngoài ra, táo bón còn có thể do chế độ ăn uống không hợp lý của thai phụ.

Tác hại của bệnh táo bón khi mang thai

Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng

Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là do chất thải và khí đọng lại trong ruột làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn… Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai. Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol có trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mạn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

Đặc biệt, khi bị báo bón, bà bầu thường phải dùng sức để đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Về lâu dài, táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác. Do đó, mẹ bầu cần đề phòng và can thiệp từ sớm để hạn chế rủi ro cho mẹ và bé.

Phương pháp điều trị táo bón hiệu quả

Uống nước và bổ sung rau xanh, hoa quả tươi là giải pháp tốt để điều trị táo bón cho bà bầu

Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, đây là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ hòa tan và không hòa tan. Vì vậy bạn không cần thiết phải nhớ tên một loại cụ thể nào nhưng nên ăn nhiều hơn: Tỏi, rau lang, rau má, súp lơ và rau húng… Các loại hoa quả giúp kích thích tiêu hóa như: Táo, lê, mận, đào, đu đủ, chuối… Đồng thời, cũng có thể chọn những loại khác mà bạn thích và ăn với lượng nhiều hơn để cung cấp nhiều chất xơ.

Bà bầu cũng nên uống nhiều nước để khắc phục tình trạng táo bón. Hãy chắc chắn rằng, mỗi ngày bạn uống khoảng 1,5 - 2 lít nước. Vì nước sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, làm mềm và các khối chất thải dễ di chuyển hơn. Kinh nghiệm của nhiều người cho thấy uống một cốc nước ấm ngay sau khi thức dậy rất hữu ích đối với người bị táo bón.

Ngoài ra, bà bầu khi bị táo bón cũng nên vận động chăm chỉ hơn giúp ngăn ngừa táo bón, đặc biệt là khi tính chất công việc đòi hỏi bạn phải ngồi nhiều. Một số động tác yoga dành cho bà bầu cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc ngừa chứng táo bón.

Ngoài những phương pháp trên, bà bầu có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung tinh chất rau xanh mỗi ngày vừa tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, lại phòng ngừa táo bón hiệu quả. Lưu ý là nên hỏi ý kiến bác sỹ/dược sỹ trước khi sử dụng.
Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa