- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe nói chung, hệ miễn dịch nói riêng...
Bí quyết giúp bạn có giấc ngủ ngon trong kỳ nghỉ lễ
Một vài mẹo trị chứng ngủ ngáy, giúp bạn có giấc ngủ ngon
5 tư thế yoga tốt cho giấc ngủ
Cải thiện cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nhờ khiêu vũ
Tăng cường hệ miễn dịch
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích của giấc ngủ đối với sức khỏe. Trong giấc ngủ, cơ thể sẽ thực hiện quá trình sửa chữa, tái tạo và phục hồi các tế bào hư hại. Hệ miễn dịch cũng không ngoại lệ.
Mới đây các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tübingen (Đức) đã phát hiện ra rằng ngủ ngon, ngủ đủ giấc giúp cải thiện tế bào miễn dịch gọi là tế bào T. Các tế bào T là loại tế bào miễn dịch chống lại các mầm bệnh bên trong tế bào, ví dụ như các tế bào bị nhiễm virus như cúm, HIV, herpes và tế bào ung thư.
Tăng khả năng tập trung, nhận thức
Một số nghiên cứu được thực hiện vào đầu những năm 2000 để xem xét tác động của thiếu ngủ. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng giấc ngủ có liên quan đến một số chức năng của não, bao gồm:
Giấc ngủ ngon giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nhận thức
- Sự tập trung
- Hiệu suất hoạt động của não
- Nhận thức
Nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Tâm lý và Tâm thần học Trẻ em (Journal of Child Psychology and Psychiatry) cho thấy chất lượng giấc ngủ có thể tác động trực tiếp đến hành vi và kết quả học tập của những đứa trẻ.
Giảm nguy cơ tăng cân
Một số nghiên cứu trong suốt nhiều năm cho thấy mối liên hệ giữa béo phì và chất lượng giấc ngủ kém. Bởi, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến mong muốn hoặc khả năng duy trì lối sống lành mạnh (thói quen ăn uống, mức độ hoạt động thể chất …) của một số người. Cũng có bằng chứng cho thấy giấc ngủ ngon có thể giúp giảm nhu cầu calorie, từ đó giảm nguy cơ tăng cân.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nếu không ngủ đủ giấc, huyết áp của bạn sẽ không giảm vào ban đêm như người bình thường
Một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là tăng huyết áp. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), ngủ đủ giấc mỗi đêm giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, từ đó, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm, đau tim, đột quỵ...
Ngăn ngừa trầm cảm
Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tâm thần đã là chủ đề nghiên cứu trong một thời gian dài. Một nghiên cứu cho thấy những người bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ có dấu hiệu trầm cảm. Nghiên cứu khác xuất hiện trên Tạp chí JAMA Psychiatry của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ trong 10 năm cho thấy thiếu ngủ là một trong những yếu tố góp phần vào nhiều trường hợp tử vong.
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Thực tế, nhu cầu ngủ ở mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi. CDC đưa ra khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi như sau:
Trẻ sơ sinh (0–3 tháng): 14–17 giờ
Trẻ sơ sinh (4–12 tháng): 12–16 giờ
Trẻ mới biết đi (1–2 tuổi): 11–14 giờ
Mẫu giáo (3–5 tuổi): 10–13 giờ
Tuổi đi học (6–12 tuổi): 9–12 giờ
Thanh thiếu niên (13–18 tuổi): 8–10 giờ
Người lớn (18–60 tuổi): hơn 7 giờ
Người lớn (61–64 tuổi): 7–9 giờ
Người lớn (65 tuổi trở lên): 7–8 giờ
Cải thiện giấc ngủ bằng cách nào?
Bên cạnh ngủ đủ giấc, chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Dấu hiệu thường thấy khi bạn có chất lượng giấc ngủ kém, bao gồm: Thức giấc vào nửa đêm, vẫn cảm thấy mệt mỏi kể cả khi được ngủ đủ giấc... Bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ ngon hơn mỗi đêm bằng cách:
Dành thời gia tham gia các hoạt động ngoài trời có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Tham gia các hoạt động ngoài trời: Bằng cách tham gia nhiều hoạt động ngoài trời, bạn sẽ giảm thời gian tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo (ánh đèn, ánh sáng từ màn hình các thiết bị điện tử). Điều này sẽ giúp cơ thể sản sinh melatonin - hormone quan trọng được sản sinh ở tuyến tùng, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
- Tránh ngủ thêm khi đã ngủ đủ giấc.
- Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.
- Thư giãn: Tập yoga, thiền… trước khi đi ngủ.
- Tránh các chất kích thích: Không uống rượu, cà phê 4-6 tiếng trước khi đi ngủ.
Bình luận của bạn