Đừng quá lo lắng, 96% trường hợp ung thư tinh hoàn được chữa khỏi nếu phát hiện sớm
5 triệu chứng của ung thư tinh hoàn mà không phải ai cũng biết
7 dấu hiệu của ung thư tinh hoàn, nam giới nên biết
Video: Bạn có đang bị ung thư tinh hoàn? Kiểm tra ngay tại đây!
Ung thư tình hoàn có nên xạ trị?
Ung thư tinh hoàn là ung thư phát triển trong tinh hoàn, một bộ phận của hệ thống sinh sản của đàn ông. Ung thư tinh hoàn chỉ chiếm 1% trong số tất cả các bệnh ung thư ở nam giới. Không giống các bệnh ung thư khác thường phổ biến ở người lớn tuổi, ung thư tinh hoàn có thể xảy ra trong độ tuổi từ 15 - 60, phổ biến hơn ở nam giới trong độ tuổi 30.
Triệu chứng của ung thư tinh hoàn
Dấu hiệu ung thư tinh hoàn bao gồm đau tinh hoàn, chảy máu khi xuất tinh...
Bạn nên thường xuyên kiểm tra tinh hoàn của mình, nếu thấy có gì đó bất thường, hãy đi khám ngay. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư tinh hoàn, bạn nên để ý:
- Có cục u ở một bên tinh hoàn
- Đau tinh hoàn (đau ở một trong hai tinh hoàn)
- Tích tụ hoặc chảy mủ từ dương vật
- Có máu trong tinh dịch khi xuất tinh
- Có sự tích tụ chất lỏng trong bìu
- Cảm giác nặng nề ở háng hoặc bìu
- Tăng kích thước tinh hoàn bất thường (thông thường một bên tinh hoàn có thể lớn hơn bên còn lại nhưng không quá khác biệt)
- Tăng kích thước ngực, có thể bị đau.
Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn
Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ. Vì ung thư tinh hoàn không phổ biến trước tuổi dậy thì, nên có khả năng hormone ảnh hưởng đến sự phát triển của khối u, mặc dù nó không phải là nguyên nhân khởi phát.
Tiếp xúc với hormone nữ trong môi trường cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư.
Tinh hoàn ẩn (trình trạng một hoặc hai tinh hoàn không xuống bìu sau khi được sinh ra) là một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn. Nếu nam giới có một hoặc cả hai tinh hoàn ẩn, kể cả đã được phẫu thuật, nguy cơ ung thư cũng tăng lên đến gấp 5 lần.
Yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn. Nếu bố bạn bị ung thư tinh hoàn, nguy cơ bạn bị ung thư tinh hoàn tăng lên 4 lần và nếu anh em trai bạn bị nguy cơ tinh hoàn, nguy cơ của bạn còn tăng lên gấp 9 lần.
Các chấn thương tinh hoàn hay chấn thương háng không làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn.
Điều trị ung thư tinh hoàn như thế nào?
Ung thư tinh hoàn có thể được chữa khỏi trong hơn 96% các trường hợp nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu ung thư đã lan rộng, tiên lượng phụ thuộc vào loại khối u và mức độ lan rộng của nó nhưng kết quả điều trị nhìn chung vẫn khá tốt.
Phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn bao gồm phẫu thuật, hóa trị và/hoặc xạ trị. Các phương pháp điều trị có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp tùy vào từng trường hợp.
Bình luận của bạn