Trước khi tiến hành giảm béo bụng, bạn cần biết bản thân thuộc kiểu béo bụng nào
9 mẹo làm săn chắc cơ bụng, giảm béo bụng sau khi sinh
Béo bụng có liên quan gì tới bệnh đái tháo đường?
Tại sao muốn giảm mỡ bụng thì nên ăn chất xơ và đạm?
3 lý do vì sao chúng ta bị béo bụng
James Duigan, chuyên gia thể dục và chuyên gia huấn luyện cá nhân của một loạt diễn viên Hollywood hạng A, cho hay có 5 kiểu béo bụng phổ biến. Một khi bạn tìm ra được bản thân sở hữu kiểu béo bụng nào, bạn sẽ có thể có được một chiến lược giúp giảm cân hiểu quả hơn.
Dưới đây là giải pháp cho các kiểu béo bụng thường gặp:
1. Bụng phệ (spare tire)
Mỡ tích tụ từ trên eo, chảy xệ xuống dưới. Đây là kiểu bụng dễ gặp trong đời sống, là hậu quả của việc ăn thực phẩm “rác” và lười vận động. Các loại thực phẩm “rác” thường chứa nhiều đường, làm tăng đường huyết, tạo cảm giác thèm ăn và nhanh chóng chuyển thành chất béo được lưu trữ ở bụng.
Giải pháp: Để giảm cân, hãy tránh bánh mì trắng, mì ống và bánh ngọt. Nên đi bộ sau khi ăn tối hoặc leo cầu thang.
2. Bụng tròn (stress tummy)
Kiểu bụng này thường gặp ở những người “nghiện” công việc và khá cầu toàn. Sự căng thẳng mà bạn tạo ra và “hấp thụ” từ ngày này qua ngày khác không chỉ khiến bạn đau đầu, mà còn “lắng đọng” trong ruột dưới dạng cortisol (hormone căng thẳng). Đó là lý do vì sao mỡ tập trung ở trước bụng và quanh rốn.
Giải pháp: Bạn nên hạn chế caffeine, tiêu thụ thực phẩm giàu magne và ăn những món ăn nhẹ lành mạnh. Đừng tập thể dục cường độ cao, hãy tập yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng.
3. Béo bụng dưới (Little pooch)
Mỡ tập trung ở phần bụng dưới ngay cả khi bạn vẫn chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao. Kiểu béo bụng này thường gặp ở những người lặp đi lặp lại một dạng tập luyện giống nhau, cùng một thói quen (như ngồi lâu một chỗ) và ăn cùng một loại thực phẩm.
Giải pháp: Hãy tích cực ăn rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ. Thực hiện đúng kỹ thuật các bài tập liên quan đến cốt lõi. Nên thận trọng khi thực hiện các bài chống đẩy, plank, gập bụng, squat… vì chúng có thể gây căng thẳng cho cơ lưng dưới hoặc hông thay vì tác động trực tiếp lên cơ bụng. Tốt nhất, nên kết hợp với các bài tập tạ như supersets. Supersets là phương pháp tập luyện nâng cao bằng cách kết hợp nhiều hơn 1 động tác trong cùng 1 bài tập và không có thời gian nghỉ giữa các động tác đó.
4. Bụng mẹ sề (Mommy belly)
Bụng to sau khi sinh, phần bụng dưới nhiều mỡ và chảy xệ, mềm khi chạm vào.
Giải pháp: Không nên nóng vội bắt đầu tập luyện ngay sau khi sinh, đặc biệt là tập gập bụng và squat. Thay vào đó, hãy để cơ thể ổn định trước khi tập luyện. Nên bổ sung omega-3 và các chất béo lành mạnh khác để giúp bạn đốt cháy chất béo “xấu”, đồng thời duy trì năng lượng.
5. Bụng phình to (Bloated belly)
Bụng phình to tùy vào thời điểm trong ngày, có thể thon thả vào buổi sáng nhưng lại phình ra vào buổi chiều, tối. Sự phình to này là một dấu hiệu của một chế độ ăn uống không khoa học. Bạn có thể bị nhạy cảm hoặc dị ứng thực phẩm và lười ăn rau.
Giải pháp: Nên nắm được những loại thực phẩm mà bạn bị nhạy cảm hay dị ứng, thường là các sản phẩm từ sữa bò, gluten, cồn… Kết hợp trái cây và rau tươi vào mỗi bữa ăn. Bạn có thể bổ sung probiotic để cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột. Hãy thử đi bộ, tập thở và thiền để thúc đẩy lưu thông máu.
Bình luận của bạn