Tại sao những người bị ung thư sợ chết luôn chết sớm hơn những người có tinh thần mạnh mẽ?
Mờ mắt, đau mắt do biến chứng đái tháo đường: Cách nào lấy lại thị lực?
Phẫu thuật giảm cân có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật
Vì sao bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin A?
Không thể giảm cân có phải do vi khuẩn đường ruột?
Như đã phân tích ở phần trước, sự mất cân bằng nội môi, có lợi cho các tế bào ung thư hơn là cho các tế bào lành. Các tế bào chết, gồm cả tế bào lành và tế bào ung thư, sẽ bị phân hủy, thối rữa theo cách của các chất hữu cơ thông thường. Môi trường acid hình thành theo cách này lại hủy diệt tiếp các tế bào yếu (gồm tế bào non và già, bệnh). Không may là bọn “xâm lược” luôn mạnh hơn những kẻ “bị xâm lược”, lại ưa với môi trường acid. Nhiều công trình nghiên cứu ung thư đã chỉ ra rằng, muốn khống chế tế bào ung thư và bảo vệ các tế bào lành thì nên ăn các thực phẩm tạo ra môi trường kiềm. pH của máu trung bình là 7,4. Các loại rau quả có tác dụng kiềm hóa cơ thể, trái lại các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ, lại acid hóa cơ thể. Đây chính là cơ sở khoa học của các phương pháp thực dưỡng và ăn chay!?
Chế độ ăn nhiều rau xanh giúp vệ sinh đường ruột và cơ thể hiệu quả
Thực đơn của các phương pháp thực dưỡng và ăn chay luôn giàu các vi khoáng và chất xơ. Các chất khoáng tham gia kiềm hóa cơ thể (máu). Các chất xơ, được ví như cái chổi, có tác dụng “vệ sinh” đường ruột và nuôi dưỡng các lợi khuẩn. Lợi khuẩn đường ruột sản sinh ra các chất kháng sinh (enzyme hoặc protein) làm ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn có hại và cũng tăng sản xuất ra các kháng thể immunoglobulin A (IgA), là các protein nhận dạng ra và chống lại các tác nhân ngoại xâm trong cơ thể bạn. Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm tổng số 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể người và hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó.
Trong đường ruột của người trưởng thành có chứa khoảng 2kg vi khuẩn các loại, sinh sống và bám vào niêm mạc ruột. Người ta ước tính trong đường ruột bình thường và khỏe mạnh, có đến 100 tỷ vi sinh vật đại diện cho hơn 500 loài khác nhau sinh sống. Chúng tồn tại cùng nhau trong một môi trường sinh thái cân bằng động, trong đó 85% là lợi khuẩn và 15% là vi khuẩn cơ hội, có hại. Sự mất cân bằng động này được gọi là loạn khuẩn đường ruột, tức là sự giảm sút số lượng các lợi khuẩn. Loạn khuẩn đường ruột có thể xảy ra khi cơ thể bị nhiễm độc, hóa chất qua thức ăn hoặc khi dùng kháng sinh kéo dài hay quá liều. Hậu quả của loạn khuẩn đường ruột là các rối loạn tiêu hóa khác nhau như: tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, phân thất thường. Táo bón có thể dẫn đến “ngấm phân”, các độc tố trong phân ngấm vào máu có thể gây dị ứng, mẩn ngứa ngoài da, mụn nhọt và gây các phản ứng khác. Có một điều thú vị là, cơ thể người có 5 đường bài tiết: qua hô hấp (hơi thở), mồ hôi, tiểu tiện (nước tiểu), đại tiện (phân) và trung tiện (xì hơi hay rắm). Theo y học cổ truyền, đại tràng chủ về da, lông. Cho nên da, lông không được khỏe, có bệnh là chỉ điểm đại tràng đang có vấn đề hoặc ngược lại. Đại, tiểu tiện thông thì gan, mật cũng được nhẹ gánh về giải độc. Đại tràng là kênh đào thải cặn bã và chất độc lớn nhất. Cho nên khi có bệnh dị ứng ngoài da thì phải chữa bệnh ở đại tràng trước chứ không phải ở gan.
Tại sao các bênh nhân ung thư được diều trị bằng hóa trị và xạ trị thường bị rụng tóc và nước da, nhất là da mặt, bị thâm xì?
Đó là vì cơ thể bị ngộ độc bởi hóa chất và bởi chính các tế bào chết bị phân hủy, thối rữa. Các hóa chất điều trị ung thư, được ví như “bom rải thảm”. Chúng không phân biệt được địch (tế bào ung thư), ta (tế bào lành, kháng thể) và tàn sát cả hai. Sự ngộ độc kép, bởi hóa chất và chất độc sinh ra từ xác chết tế bào, sẽ tàn phá sức khỏe một cách khủng khiếp. Sự đau đớn chỉ là sự chỉ điểm mức độ ngộ độc của cơ thể, ở cả mức độ tế bào và thần kinh.
Kỳ IV: Liệu pháp thải độc, tiêu độc
Bình luận của bạn