Các loại viêm mạch thường gặp

Viêm mạch là gì?

Có thể bị viêm khớp vẩy nến và viêm khớp dạng thấp cùng lúc hay không?

Lupus ban đỏ hệ thống kèm đau khớp có thể dùng TPCN?

Ăn uống tắm gội thế nào để không còn mẩn ngứa do vẩy nến?

Sang chấn tâm lý, stress nặng dễ mắc bệnh tự miễn

Viêm mạch (Vasculitis) là do viêm và phản ứng tự miễn dịch tấn công vào các mạch máu của cơ thể. Trong một số trường hợp, viêm mạch chỉ khiến một phần của động mạch bị viêm, dẫn đến các triệu chứng ít nghiêm trọng. Nhưng trong các trường hợp khác, toàn bộ động mạch có thể bị tổn thương và suy yếu, dẫn đến các biến chứng khác.

Viêm mạch khiến cho các mô và cơ quan không nhận được đủ máu, gây ra tình trạng thiếu máu. Về lâu dài, viêm mạch có thể dẫn đến tổn thương mô và các cơ quan trong cơ thể, thậm chí gây tử vong.

Việc phân loại viêm mạch tùy thuộc vào phần cơ thể bị ảnh hưởng

Viêm mạch có thể được phân thành các loại sau:

Viêm mạch hệ thống (Systematic vasculitis): Xảy ra khi một số cơ quan khác nhau bị ảnh hưởng do nhiều động mạch bị viêm. Điều này thường gây ra các triệu chứng lan rộng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Hội chứng Cogan (Cogan’s syndrome): Loại viêm mạch có ảnh hưởng đến các mạch máu lớn, đặc biệt là động mạch chủ và van động mạch chủ (động mạch chính mang máu từ tim đến các phần còn lại của cơ thể).

Viêm nút quanh động mạch (Polyarteritis nodosa): Viêm xảy ra ở các động mạch có kích thước trung bình trên khắp cơ thể.

Viêm mạch máu tự miễn nhiễm (Autoimmune inflammatory vasculitis ): Xảy ra khi người bệnh đã bị mắc rối loạn tự miễn nào đó khiến hệ miễn dịch tấn công mô của cơ thể (chẳng hạn như lupus, viêm khớp dạng thấp hoặc xơ cứng bì) và sau đó phát triển thành viêm mạch.

Viêm động mạch Takayasu (Takayasu arteritis): Viêm xảy ra ở động mạch chủ, các mạch kết nối động mạch chủ và động mạch phổi. Loại này thường xuất hiện ở phụ nữ trẻ với các triệu chứng như cảm giác tê hoặc lạnh các chi, mạch giảm hoặc không hoạt động, tăng huyết áp, đau đầu và rối loạn thị giác.

Bệnh Behcet (Behcet’s disorder): Viêm mạn tính gây đau, nhiệt miệng và thường tái phát.

Hội chứng Churg-Strauss (Churg-Strauss syndrome): Viêm mạch máu trong phổi, xoang và đường mũi, thường xảy ra ở những người bị hen suyễn.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (Giant cell arteritis): Viêm mạch máu ở phần trên cơ thể, bao gồm đầu, thùy thái dương và cổ.

Ban xuất huyết Henorch-Schonlein (Henorch-Schonlein purpura): Viêm mạch máu trong da, thận và ruột.

Viêm đa tuyến vi mô (Microscopic polyangiitis): Viêm các động mạch nhỏ ở phổi và thận.

U hạt Wegener (Wegener’s granulomatosis): Viêm các động mạch nhỏ trong xoang, mũi, phổi và thận.

Đối với một số người bị viêm mạch, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau khi điều trị đúng cách. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm mạch có thể trở lại sau một thời gian do có nhiều tác nhân kích thích hệ miễn dịch của từng người bệnh. Đối với một số người, viêm mạch trở thành mạn tính và sẽ không đáp ứng tốt với điều trị.

Đừng quá lo lắng vì hầu hết bệnh nhân đều có thể kiểm soát tốt các triệu chứng viêm mạch. Nhưng, mỗi người người sẽ phản ứng với các cách điều trị khác nhau. Điều cần làm ngay khi phát hiện bản thân bị viêm mạch là điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ, đồng thời thay đổi thói quen và lối sống để giảm các triệu chứng viêm mạch. Những thay đổi này có thể bao gồm một chế độ ăn uống giúp chống viêm, duy trì hoạt động vừa phải, giảm căng thẳng, nghỉ ngơi đầy đủ và sử dụng thực phẩm chức năng.

Biết Tuốt H+

Gợi ý: Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang - sản phẩm cho người bị vẩy nến do tự miễn

Vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.

Người bị vẩy nến có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng của bệnh tự miễn như vẩy nến; giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.

Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang có thể được sử dụng theo từng đợt từ 3 - 6 tháng.

XNQC: 1320/2015/XNQC-ATTP

**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp