Viêm phế quản do ô nhiễm không khí

Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở nước ta

Ô nhiễm không khí: Người lớn làm, trẻ con chịu!

Đeo khẩu trang "chợ": Có cũng như không?

Trung Quốc phải nhập khẩu không khí sạch từ Canada

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự xuất hiện của một chất lạ hoặc một biến đổi trong thành phần không khí, khiến không khí không sạch, gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn xa... Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí, chủ yếu được chia ra thành 2 nguồn: Tự nhiên (do núi lửa, cháy rừng, bão bụi...) và nhân tạo (chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông...).

Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm không khí đã và đang ở mức báo động. Theo ông Jacques Moussafir – Công ty ARIA Technologies (Pháp), hàm lượng bụi kích thước nhỏ ở Hà Nội đã cao gấp 4 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Từ những năm 2012, Hà Nội đã là một trong những thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội (Ảnh: baomoi.com)

Hàng ngày, khoảng 9.000l không khí đi qua mũi một người trưởng thành để vào phổi. Mũi có khả năng lọc sạch và làm ẩm không khí. Vào mùa lạnh, khi không khí bên ngoài trở nên sạch sẽ, ấm áp và đủ độ ẩm không làm phổi bị viêm nhiễm. Nếu hốc mũi bị viêm do không khí sẽ đi qua đường miệng thay vì mũi. Do vậy sẽ không được lọc sạch, làm ấm, làm ẩm, gây nên viêm phế quản, viêm họng, viêm thanh quản và viêm phổi.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

Viêm phế quản cấp tính (tình trạng bệnh lý thông thường) thường phát triển từ một nhiễm trùng đường hô hấp do lạnh. Viêm phế quản mạn tính (tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn) là một kích thích thường xuyên hoặc viêm niêm mạc của các ống phế quản.

Ô nhiễm không khí khiến bệnh lý viêm phế quản trầm trọng hơn

Viêm phế quản cấp tính thường được cải thiện trong vòng vài ngày mà không lâu dài, mặc dù có thể tiếp tục ho tới cả tuần. Tuy nhiên, nếu có lặp đi lặp lại cơn của viêm phế quản, có thể có viêm phế quản mạn tính và đòi hỏi chăm sóc y tế. Viêm phế quản mạn tính là một trong những điều kiện đưa đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Điều trị viêm phế quản tập trung vào làm giảm các triệu chứng và giảm bớt hơi thở khó.

Không giống như viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mạn tính là một bệnh nghiêm trọng đang diễn ra. Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên viêm phế quản mạn tính, nhưng những yếu tố nguy cơ như ô nhiễm không khí, bụi hoặc khí độc trong môi trường hoặc nơi làm việc cũng có thể góp phần làm gia tăng tình trạng này. 

Phòng ngừa viêm phế quản

Để phòng ngừa viêm phế quản, người bệnh nên:

- Bỏ thuốc lá, tránh lạnh, phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng nước súc họng, nhỏ mũi.

- Điều trị triệt để bệnh tai mũi họng.

-  Nâng cao thể trạng bằng tập thể dục đều đặn hàng ngày ở nơi thoáng khí

- Bổ sung thêm các loại vitamin A, C, E trong chế độ ăn hoặc các loại thực phẩm chức năng.

- Ăn uống đầy đủ, tránh các loại thức ăn gây dị ứng. 

- Nên tiêm vaccine phòng chống bệnh cúm.

Thu Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp