Tê bì bàn chân, móng chân có màu khác lạ… có thể cảnh báo nhiều bệnh thường gặp
Tìm hiểu ngay những vấn đề thường gặp ở bàn chân
8 biện pháp xử lý nấm bàn chân ngay tại nhà
Dù đã tập thể dục chăm chỉ, ngồi nhiều vẫn khiến bạn chết nhanh hơn
Hoại tử bàn chân do lơ là trong việc điều trị đái tháo đường
Dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường
“Rất nhiều người bệnh đái tháo đường đã được chẩn đoán bệnh vì các vấn đề ở chân”, Marlene Reid - một chuyên gia người Mỹ cho biết. Do đó, nếu thường xuyên bị đau, ngứa ran ở bàn chân, rất có thể bạn đang gặp phải các triệu chứng sớm của bệnh đái tháo đường.
Ngoài cảm giác tê bì, các vết loét, vết thương lâu lành trên bàn chân cũng có thể cảnh báo bệnh. Nguyên nhân là do lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao có thể làm giảm lưu thông máu xuống chân, gây tổn thương các dây thần kinh.
Ngứa, tê bì bàn chân có thể cảnh báo bệnh đái tháo đường
Bệnh động mạch ngoại biên
Người mắc bệnh động mạch ngoại biên sẽ bị giảm lưu lượng máu xuống chân. Nguyên nhân là do sự tích tụ mảng bám (cholesterol) trên thành động mạch. BS. Suzanne Fuchs từ Bệnh viện Đại học North Shore (Mỹ) cho biết: “Dấu hiệu cảnh báo bệnh động mạch ngoại biên bao gồm lông trên bàn chân ít phát triển, các ngón chân tím tái, da bàn chân mỏng, xanh xao”.
Ung thư tế bào hắc tố
Móng chân có màu bất thường có thể cảnh báo ung thư hắc tố dưới móng
Xem bàn chân, bạn cũng có biết đoán được vấn đề sức khỏe nguy hiểm như ung thư tế bào hắc tố. Trong khi ung thư tế bào hắc tố thường xuất hiện trên da, vẫn có một vài trường hợp u hắc tố dưới móng, tức là các khối u hình thành bên dưới móng tay hoặc móng chân. Tốt hơn hết, bạn nên chú ý tới sự thay đổi màu của móng, hoặc các vệt nâu/đen bên dưới móng tay, móng chân. Các vệt này có thể tăng dần kích thước theo thời gian và chúng cũng mọc dài ra từ từ cùng lớp móng.
Gãy xương do mệt mỏi
Gãy xương do mệt mỏi (Stress fracture) hay tình trạng các vết nứt nhỏ xảy ra trong xương thường xảy ra ở các xương bàn chân - nơi thường xuyên phải chịu sức nặng của toàn cơ thể. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng gãy xương do mệt mỏi là các cơn đau ở bàn chân khi đi bộ, tập thể dục. Các cơn đau này thường sẽ hết khi bạn nghỉ ngơi.
Ngoài ra, thường xuyên đau, nhức bàn chân cũng có thể xảy ra do bệnh loãng xương, suy dinh dưỡng, đi giày/dép không đủ khả năng bảo vệ bàn chân, người đang có lối sống ít vận động đột nhiên tập luyện cường độ cao…
Tăng tiết mồ hôi
Người bị tăng tiết mồ hôi thường ra rất nhiều mồ hôi và khiến đôi chân có mùi khó chịu. Nguyên nhân là do mồ hôi quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt nếu bạn hay đi tất hoặc không làm sạch giày thường xuyên.
“Mồ hôi chân có thể ngấm vào giày, khiến đôi giày trở nên ẩm ướt và vi khuẩn bắt đầu phát triển”, BS. Lorraine Jones (người Anh) giải thích.
Cục máu đông
Tình trạng sưng chân thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, những người phải ngồi một chỗ quá lâu hoặc ở những người thường xuyên phải dùng một số loại thuốc nhất định. Tuy nhiên, nếu bàn chân, mắt cá chân bị sưng đi kèm với cảm giác đau, rất có thể bạn đang bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
Điều này có nghĩa là có cục máu đông đang chặn dòng máu của bạn. Nếu cục máu đông di chuyển tới phổi, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong, rất nguy hiểm. Tốt hơn hết, nếu thấy bàn chân bị sưng mà không thể giải thích được, hãy nhanh chóng đi khám để được xử lý kịp thời.
Bình luận của bạn