Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu?
Ung thư tuyến tụy: Vì sao khó chẩn đoán?
6 triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư tuyến tụy
"Tuyến tuỵ nhân tạo" giúp bệnh nhân đái tháo đường sống như người thường
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy không nên bỏ qua
Ung thư tuyến tụy được coi là “sát thủ thầm lặng” vì nó gây ra rất ít triệu chứng cho đến khi Ung thư lan rộng. Tuyến tụy nằm gần với gan và có một phần chung với ống mật, túi mật. Bộ phận này rất ít dây thần kinh, do vậy, một khối u trong tuyến tụy có thể phát triển lớn hơn mà chưa gây đau hoặc các triệu chứng khác.
Khi người bệnh nhận thấy các triệu chứng, khối u thường đã lan rộng đến gan, phổi, hay các cơ quan khác trong ổ bụng và không có khả năng loại bỏ bằng phẫu thuật. Mục đích điều trị khi đó chỉ là điều trị giảm nhẹ. Điều đáng nói là tình trạng này chiếm tới 4/5 tất cả các trường hợp ung thư tuyến tụy, đó là lý do tại sao tỷ lệ sống của bệnh ung thư tuyến tụy rất thấp. Chỉ 4/100 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy có khả năng sống sau 5 năm.
Ung thư tuyến tụy đã cướp đi mạng sống của diễn viên Alan Rickman
Các nhà khoa học tại Đại học Sorbonne ở Paris (Pháp) đã phát hiện ra rằng việc dự đoán bệnh nhân ung thư tuyến tụy còn sống được bao lâu nữa có thể dựa vào việc có tìm thấy dấu hiệu của khối u ADN trong máu hay không.
Theo đó, qua các thí nghiệm được thực hiện trên 135 bệnh nhân ung thư tuyến tụy thì những bệnh nhân không có khối u ADN trong máu còn có thể sống được từ 19 - 32 tháng, trong khi đó những người có khối u ADN chỉ có thể sống tối đa được 6 tháng.
TS. Jean-Baptiste Bachet đến từ Đại học Sorbonne cho biết, kết quả các thử nghiệm này sẽ giúp các bác sỹ tiên liệu rằng có nên cố gắng điều trị bệnh bằng mọi giá hay là nên để bệnh nhân để sống vài tháng cuối đời mà không phải dùng tới thuốc hoặc xạ trị.
Phát hiện này được công bố trên Tạp chí Clinical Cancer Research.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy
Mặc dù nguyên nhân chính xác của ung thư tuyến tụy vẫn chưa được biết đến chính xác, nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra hút thuốc lá có mối liên quan mật thiết tới việc tăng nguy cơ bệnh này.
Ngoài ra, những người bị đái tháo đường, béo phì, tiểu sử gia đình có người mắc bệnh ung thư tuyến tụy và những người đã có tiền sử viêm nhiễm tuyến tụy có nguy cơ mắc bệnh là rất cao so với những nhóm đối tượng khác.
Tuổi tác cũng có liên quan tới ung thư tuyến tụy, người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ. Độ tuổi thường mắc phải ung thư tuyến tụy là từ 50 - 80 tuổi. Trong đó có tới 50% được xác định ở tuổi 75 trở lên.
Bên cạnh đó, những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, hóa chất sử dụng trong luyện kim cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tụy.
Bình luận của bạn