Xử trí thế nào khi bị sốc nhiệt trong mùa Hè?

Cần làm gì khi bị sốc nhiệt vào mùa Hè?

Đâu là dấu hiệu, triệu chứng của sốc nhiệt?

Tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ khi sử dụng điều hòa

Nguy cơ sốc nhiệt trong thời tiết nắng nóng

Để không sốc nhiệt khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

Vì sao bị sốc nhiệt?

Về mặt sinh học, cơ thể của chúng ta luôn luôn tự đấu tranh để giải phóng nhiệt lượng do chính nó tạo ra. Tuy nhiên khi gặp nhiệt độ quá cao, cơ chế này sẽ gặp vấn đề, đồng nghĩa với việc nhiệt độ cơ thể tăng quá nhanh chỉ trong vài phút. Đó chính là lúc cơ thể bị sốc nhiệt, khi đó não và các nội tạng quan trọng của cơ thể sẽ bị tăng nhiệt độ đột ngột. Nạn nhân có thể tử vong, hoặc dù sống sót cũng bị tổn thương vĩnh viễn các cơ quan nội tạng.

Sơ cứu người bị sốc nhiệt như thế nào?

Sốc nhiệt là một chứng bệnh rất nguy hiểm, có thể gây chết người, do đó cần nhanh chóng đưa người bị nạn vào bóng râm, cởi bớt quần áo, tưới nước mát hoặc nước hơi ấm lên người nạn nhân. Quạt nhẹ để thúc đẩy ra mồ hôi và bốc hơi, đặt túi chườm đá ở nách và bẹn. 

Nếu nạn nhân còn tỉnh táo và có thể uống, hãy cho uống nước mát hoặc nước lạnh không chứa cồn và caffein. Theo dõi thân nhiệt của nạn nhân thường xuyên, liên tục làm mát cho đến khi nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 38 độ C.

Gọi cấp cứu nếu có thể, nếu dịch vụ cấp cứu ở xa hay không đến ngay lập tức được có thể hỏi các nhân viên y tế cách cấp cứu nạn nhân. Nếu bệnh nhân mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động, cần tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR).

Phòng ngừa sốc nhiệt trong mùa Hè thế nào?

Điều quan trọng trong phòng ngừa sốc nhiệt là tránh để cơ thể mất nước và không hoạt động mạnh trong những ngày thời tiết nóng ẩm. Những ngày nắng nóng, khi đi trên đường dưới ánh nắng chói chang, mồ hôi đầm đìa, bất cứ ai cũng muốn dừng lại để vào chỗ có điều hòa mát mẻ. Tuy nhiên, nếu đang đi ở trong nhiệt độ 34 - 35 độ C mà bước vào khu vực có nhiệt độ 20 - 22 độ C sẽ rất nguy hiểm.

Giải pháp để tránh bị sốc nhiệt do đi ngoài trời nắng vào là cần dừng lại 5 - 10 phút đứng ở bóng râm cho ngừng tiết mồ hôi rồi mới bước vào phòng có điều hòa. Lưu ý phòng điều hòa không ở mức nhiệt quá thấp, ví dụ nhiệt độ ngoài trời 40 độ C thì điều hòa cũng cần ở mức 28 độ C.

Trong những ngày nắng nóng cũng cần hạn chế vận động quá sức. Nếu đặc thù công việc yêu cầu phải vận động, hãy uống nhiều nước và tăng số lần nghỉ giữa giờ để cơ thể phục hồi tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cần tránh chất lỏng có caffein hoặc cồn, bởi cả hai chất này có thể khiến bạn mất nhiều dịch hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt.

Trần Lưu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp