Người dân che kín khi đi ra đường trong trời nắng nóng
Nắng nóng 40 độ C, cẩn thận say nắng
Muốn chống nắng? Hãy bắt đầu từ bên trong
Bị mẩn ngứa khi ra nắng dùng được TPCN Phụ Bì Khang không?
Lễ bốc thăm chia bảng Giải Tennis Thực phẩm chức năng vì sức khỏe cộng đồng lần I
Thời điểm này, Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai chưa tiếp nhận ca cấp cứu do sốc nhiệt. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ở mức cao nguy cơ sốc nhiệt rất dễ xảy ra.
Ai dễ say nắng, say nóng ?
Theo BS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai, sốc nhiệt là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Sốc nhiệt có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu ảnh hưởng tới những người trên 50 tuổi, nhưng nó cũng rung một hồi chuông cảnh báo đối với người trẻ. Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ hơn liên quan tới nhiệt như chuột rút do nhiệt, ngất xỉu do nhiệt, và lả nhiệt (kiệt sức vì nóng). Nhưng sốc nhiệt cũng có thể tấn công, biểu hiện ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước. Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt.
Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, và đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê. Sốc nhiệt rất dễ ảnh hưởng tới người cao tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà thiếu điều hòa không khí hoặc nhà không được thông khí tốt.
Các nhóm nguy cơ cao khác bao gồm người ở bất cứ lứa tuổi nào không uống đủ nước, có bệnh mạn tính, hoặc những người uống quá nhiều bia rượu. Trẻ em, người mắc các bệnh như tim, phổi, cao huyết áp…có nguy cơ dễ sốc nhiệt. Nếu bạn sinh sống ở khu vực đô thị, bạn có thể đặc biệt dễ bị sốc nhiệt trong đợt nóng kéo dài, đặc biệt nếu điều kiện khí quyển trì trệ (không có gió) và chất lượng không khí kém. Hiện tượng mà được gọi là “hiệu ứng đảo nhiệt” (nhựa đường và nhà kho bằng bê tông bị đốt nóng vào ban ngày và chỉ tỏa dần nhiệt vào ban đêm) làm cho nhiệt độ ban đêm cao hơn.
Say nắng, say nóng có biểu hiện thế nào?
Đặc điểm chung là cả say nóng và say nắng đều dẫn đến một tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trìnhđào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...
Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuộtrút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.
Sơ cấp cứu say nắng, say nóng bằng cách nào?
Cách sơ cứu người bị say nắng, say nóng
Các bác sĩ đã đưa ra cách sơ cứu sốc nhiệt đơn giản nhất. Đó là nếu bạn nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Bất cứ sự trì hoãn việc tìm kiếm hỗ trợ y tế nào đều có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo trong khi đợi cán bộ y tế đến, người bị say nắng, say nóng cần phải được sơ cứu. Theo đó, cần đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, hoặc ít nhất là một khu vực râm mát, và cởi bỏ bất cứ quần áo nào không cần thiết.
Các phương pháp làm mát khi bị say nắng, say nóng như sau:
- Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước
- Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.
- Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.
Cũng theo BS Lương Quốc Chính, cách phòng sốc nhiệt tốt nhất là khi chỉ số nhiệt cao, tốt nhất là ở trong môi trường điều hòa. Nếu bạn phải đi ra ngoài, bạn có thể dự phòng sốc nhiệt nên mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng mầu, và đội một chiếc mũ rộng vành; Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng; Uống nhiều nước để tránh mất nước, nói chung khuyến cáo mỗi ngày uống ít nhất 8 cốc nước, nước trái cây, hoặc nước rau...
Để phòng, chống bị say nắng, say nóng trong thời tiết này, mọi người cần uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả
Tránh chất lỏng có caffein hoặc cồn bởi vì cả hai chất này có thể khiến bạn mất nhiều dịch hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt. “Ngoài ra, không uống thuốc muối khi không có chỉ định của bác sĩ. Cách dễ nhất và an toàn nhất để bồi phụ muối và các điện giải khác trong đợt nóng là uống đồ uống thể thao và các loại nước trái cây”- BS Chính khuyến cáo.
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Bình luận của bạn