Phụ nữ bị xuất huyết giảm tiểu cầu có thể mang thai được không?
Chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn cần những xét nghiệm nào?
Triệu chứng và nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
Những yếu tố nguy cơ gây xuất huyết giảm tiểu cầu
Tìm hiểu về bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ở trẻ em
Hiện nay, có nhiều bằng chứng khoa học cho rằng xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn là do nguyên nhân tự miễn, do đó, bệnh còn được gọi là giảm tiểu cầu miễn dịch hay tự phát.
Ở những bệnh nhân mắc xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, hệ miễn dịch có thể gặp vấn đề và bắt đầu tấn công lại chính tiểu cầu của cơ thể. Thông thường, lượng tiểu cầu trong cơ thể dao động khoảng trên dưới 150.000 tiểu cầu/mm3 máu. Bệnh nhân mắc bệnh thường có lượng tiểu cầu thấp – dưới 20.000 tiểu cầu/mm3 máu. Khi lượng tiểu cầu giảm, sản phụ sẽ tăng nguy cơ chảy máu.
Giảm tiểu cầu có thể gây sưng tấy, thâm quầng dù không có bất cứ thương tổn nào
Nếu tiểu cầu giảm dưới 10.000 tiểu cầu/mm3 máu, hiện tượng chảy máu tự nhiên có thể xảy ra dù không có thương tổn nào. Xuất huyết có thể xảy ra ở các cơ quan, dẫn đến xuất huyết não – màng não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tiết niệu, sinh dục…
Biện pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu thường là các loại thuốc chống viêm như corticoid. Bệnh nhân cũng cần tránh các va chạm nhẹ hay thủ thuật gây chảy máu. Nếu gặp phải những triệu chứng như sưng tấy, thâm quầng, xuất huyết ở răng, mũi hay ngoài da, đau đầu không rõ lý do, bệnh nhân cần nhập viện ngay để kịp thời điều trị.
Phụ nữ mắc xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn vẫn có thể có thai, song cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như hạn chế các tác nhân gây bệnh; Khám phối hợp giữa sản và nhi; Chọn cơ sở khám thai và sinh đẻ có uy tín để đề phòng biến chứng, thăm khám bé sau sinh…
Bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ huyết học để kiểm tra kỹ tình trạng bệnh trước khi quyết định có thai. Không thể dừng thuốc điều trị bệnh để có thai được vì tình trạng bệnh tiến triển nặng sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nếu đang mang thai và có lượng tiểu cầu thấp quá mức hoặc xuất hiện dấu hiệu chảy máu, thai phụ có nguy cơ chảy máu nặng trong khi sinh. Do đó, cần bàn bạc kĩ với bác sỹ những phương pháp giúp giữ lượng tiểu cầu ở mức ổn định, đồng thời cân nhắc kỹ càng tác dụng của chúng đối với em bé trong bụng. Khi sinh, nếu tiểu cầu ở mức quá thấp, có thể tiến hành truyền tiểu cầu theo hội chẩn của bác sỹ huyết học.
Phụ nữ mang thai xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát nhẹ thường mang thai và sinh con bình thường. Song các kháng thể chống tiểu cầu có thể đi vào nhau thai vào máu thai nhi và ảnh hưởng đến tiểu cầu thai nhi. Trẻ sinh ra có thể có lượng tiểu cầu thấp. Thông thường, tiểu cầu có thể tăng mà không cần điều trị, song nếu tiểu cầu xuống quá thấp, việc điều trị sẽ giúp bé phục hồi nhanh hơn.
Bình luận của bạn