Nước vùng lũ thường bị ô nhiễm nặng nguy cơ gây bệnh ngoài da rất cao - Ảnh: dantri.com.vn
Cách phòng ngừa các bệnh ngoài da sau mưa bão thế nào?
Một vài bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh, bạn nên chú ý
Mùa mưa đến, cần làm gì để phòng bệnh nấm kẽ chân?
Ngày Rửa tay thế giới: 5 bước rửa tay ngăn chặn dịch bệnh lây lan
Bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa lũ
- Viêm da dị ứng: Do tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, người dân dễ bị viêm da, đỏ ngứa da. Nếu gãi nhiều có thể gây biến chứng chàm hóa da tồn tại dai dẳng, khó điều trị, hình thành các mụn mủ nhiễm trùng.
- Nấm da: Bệnh ngoài da phổ biến trong mùa mưa lũ. Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho nhiều loại nấm dễ lây lan, phân tán trong môi trường nước, gây bệnh nấm kẽ chân (dân gian gọi là nước ăn chân).
- Bệnh chốc, loét: Tiếp xúc với nguồn nước nhiều vi khuẩn liên cầu, tụ cầu gây ngứa da, thói quen hay gãi gây lở loét, hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập mụn mủ, mụn nước, chốc lở da, trường hợp nặng có thể loét rất sâu và để để lại sẹo.
- Bệnh ghẻ: Môi trường ẩm thấp thuận lợi cho ghẻ phát triển và xâm nhập lên da, gây mẩn đỏ, ngứa da. Bệnh ghẻ thường dễ bị nhầm với bệnh ngoài da khác, do đó cần phải chẩn đoán chuyên khoa kịp thời để phòng ghẻ lây lan sang người khác.
Phòng bệnh ngoài da mùa mưa lũ thế nào?
- Không tắm và giặt quần áo bằng nước bẩn.
- Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát trước khi sử dụng nước cho sinh hoạt, ăn chín, uống sôi.
- Không mặc quần áo, đi tất khi còn ẩm ướt.
- Không bơi lội trong vùng nước ngập vì không chỉ gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hóa khi nuốt phải.
- Hạn chế lội vào vũng nước bẩn, nước tù đọng. Sử dụng phương tiện bảo hộ như ủng, găng tay cao su khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Nếu bất đắc dĩ phải lội qua, người dân nên rửa lại ngay bằng nước sạch, chú ý rửa kẽ các ngón chân, ngón tay rồi lau khô.
- Khi nước rút, người dân cần dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh.
- Một số bệnh ngoài da có thể tự khỏi, nhưng đa số đều phải điều trị bằng thuốc, nhất là với làn da nhạy cảm hoặc từng có tiền sử mắc bệnh về da. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, người dân không nên tự ý dùng thuốc, nếu không dùng đúng bệnh có thể nặng lên, gây biến chứng. Do đó, khi mắc các bệnh ngoài da, tình trạng không thuyên giảm, người dân không nên gãi, mà cần khám chuyên khoa.
- Người dân nên trang bị thêm một số dung dịch sát khuẩn như oxy già, dung dịch thuốc tím, xanh methylen, cloramin B... để rửa vết thương trước khi bôi thuốc hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn.
Bình luận của bạn