- Chuyên đề:
- Cải thiện trí nhớ
Ngủ không đủ giấc là một trong những "thủ phạm" gây hại đến não của bạn
Liệu pháp hormone thay thế có giúp bảo vệ trí nhớ của tôi không?
7 thay đổi lối sống giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Bất ngờ với lợi ích khi ăn chuối mỗi ngày
4 loại rau củ giúp não bộ minh mẫn khi về già
1. Ngồi quá nhiều
Trung bình người lớn ngồi khoảng 6,5 tiếng mỗi ngày và thời gian ngồi trên ghế này có ảnh hưởng đến não bộ. Một nghiên cứu năm 2018 đăng trên Tạp chí Plos One (Mỹ) cho thấy, ngồi quá nhiều có liên quan đến những thay đổi về khả năng ghi nhớ của não.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh quét MRI (chụp cộng hưởng từ - 1 kỹ thuật thường dùng trong chẩn đoán y khoa để tạo ra những hình ảnh giải phẫu cơ thể nhờ từ trường và sóng radio) để xem xét thùy thái dương trung gian (MTL), một vùng não tạo ra những ký ức mới ở những người 45-75 tuổi. Sau đó, họ so sánh kết quả quét với số giờ trung bình mỗi ngày mà mọi người ngồi. Những người ngồi lâu nhất có vùng thùy thái dương trung gian mỏng hơn. Theo các nhà nghiên cứu, thùy thái dương trung gian mỏng đi có thể là dấu hiệu báo trước của sự suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.
Vì vậy bạn nên vận động sau 15 đến 30 phút ngồi, có thể đặt hẹn giờ liên tục trên điện thoại và thực hiện theo lời nhắc. Các bài tập đơn giản như: Đi bộ quanh nhà, nơi làm việc; Chống đẩy vào bệ bếp hoặc đi bộ nhanh quanh khu phố.
2. Ít giao lưu
Thiếu kết nối xã hội, cô đơn có liên quan đến trầm cảm, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn và đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức. Một nghiên cứu vào tháng 7/2021 trên Tạp chí Lão khoa của Mỹ cho thấy, những người ít hoạt động xã hội mất nhiều chất xám của não hơn.
Việc duy trì tương tác xã hội trong bối cảnh COVID-19 có thể gặp khó khăn. Tuy nhiên, bạn không cần phải tương tác với quá nhiều người, có thể tìm 2-3 người mà bạn có thể chia sẻ bất cứ điều gì. Tương tác có thể giúp kích thích tinh thần, dù chỉ với một vài người bạn thân cũng giúp bạn hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn. Vì vậy, hãy chọn những người bạn quan tâm và những người quan tâm đến bạn.
3. Ngủ không đủ giấc
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), có khoảng 1/3 số người trưởng thành không ngủ đủ từ 7-8 tiếng được khuyến nghị. Trong một nghiên cứu trên Tạp chí Sleep tháng 12/2018 cho thấy các kỹ năng nhận thức - chẳng hạn như trí nhớ, lý luận và giải quyết vấn đề - suy giảm khi mọi người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm.
Bạn có thể đi ngủ sớm hơn bình thường 1 tiếng để giảm thức khuya, cho não và cơ thể bạn thêm thời gian để ngủ đủ giấc. Nếu thức dậy giữa đêm, bạn có thể dành thời gian thư giãn như đọc sách nhưng cần tránh xem TV, các thiết bị điện tử vì những thứ này có thể gây kích thích, khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ trở lại.
4. Căng thẳng mạn tính
Căng thẳng mạn tính có thể giết chết các tế bào não và thu nhỏ vỏ não trước trán, khu vực chịu trách nhiệm về trí nhớ và học tập. Do đó, khi bạn cảm thấy buồn bã, căng thẳng, hãy hít thở sâu và tự trấn an bản thần rằng vẫn ổn, tìm cách để thư giãn, giảm căng thẳng trước khi nó vượt mức kiểm soát.
Bình luận của bạn