Chăm sóc con trẻ trong những ngày mưa phùn nồm ẩm

Cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ trong những ngày mưa nồm

Mùa Xuân nồm ẩm: Bạn đã biết cách phòng dị ứng hiệu quả?

5 sai lầm thường gặp khi bị dị ứng mùa Xuân

Mùa nồm ẩm: Đề phòng nổi mề đay, phát ban

Bắc Bộ còn mưa phùn đến cuối tuần

Các mẹ nên tham khảo kinh nghiệm chăm sóc trẻ mùa nồm ẩm dưới đây để chủ động hơn với thời tiết, giảm thiểu đau ốm:

Giữ cho cơ thể trẻ sạch sẽ

Khi chăm sóc trẻ nhỏ mùa mưa nồm, mẹ nên giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ. Nên tắm cho bé bằng loại xà bông hoặc sữa tắm trẻ em có tính sát khuẩn nhẹ hàng ngày.

Nên thấm mồ hôi cho trẻ bằng cách đặt khăn xô vào lưng để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh. Nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào. Chú ý lau kĩ vùng đầu, lưng, gáy, lòng bàn tay, gan bàn chân của bé vì đây là những vị trí ra nhiều mồ hôi nhất.

Với trẻ lớn, cần nhắc nhở trẻ luôn giữ chân tay sạch sẽ, khô thoáng và mang dép hoặc tất khi đi trong nhà. Không để trẻ nhỏ đi chân trần trên nền nhà ẩm ướt, mặc quần áo ẩm.

Chọn quần áo phù hợp với trẻ

Nên cho bé mặc những bộ quần áo thoải mái bằng vải cotton, đủ ấm để tránh gió lùa và khiến con dễ chịu. Bố mẹ cũng cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ thường xuyên xem có bị lạnh, vã mồ hôi lưng hay không để điều chỉnh quần áo phù hợp.

Thời tiết mưa nồm khó chịu rất dễ khiến trẻ bị ốm

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Mưa nồm không chỉ là mùa dễ phát triển các siêu vi đường hô hấp mà còn cả đường tiêu hóa. Để bé tránh mắc phải các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, cha mẹ nên cho bé uống nước ấm, nước mát đầy đủ. Sữa bột hay sữa bổ sung cho bé nên pha với nước sôi cho trẻ uống.

Nên bổ sung cho bé các loại thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C như rau củ quả để tăng cường hệ miễn dịch. Mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn do mẹ nấu như súp nóng, sữa nóng, hạn chế ăn ngoài. Không nên cho trẻ cai sữa quá sớm vì sữa mẹ rất tốt cho hệ miễn dịch của bé.

Giữ môi trường sạch sẽ

Nếu nhà bạn có sân vườn quanh nhà, trước mùa mưa nồm, bạn nên phát bớt các tán cây, thông cống rãnh, tránh ngập úng để muỗi không thể sinh sản, các vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh cũng không thể sinh sôi nảy nở.

Nên giữ cho phòng của trẻ luôn gọn gàng, sạch sẽ, khô thoáng, không ẩm ướt. Thường xuyên tiêu diệt côn trùng để bảo vệ trẻ khỏi các vi khuẩn gây bệnh.

Có thể sử dụng chất khử trùng hay các loại dầu xả khi giặt quần áo của con trẻ hay dọn dẹp nhà cửa.

Giúp trẻ tránh xa côn trùng và muỗi

Để trẻ không bị muỗi đốt, mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo bằng vải cotton có tay dài, đặc biệt là vào buổi tối. Cần dùng thuốc chống muỗi trong phòng bé, hoặc thoa kem chống muỗi cho bé theo hướng dẫn của các bác sỹ. Bạn cũng có thể lắp màn chống muỗi nơi giường ngủ của bé, hoặc thiết kế lưới dây thép vào cửa sổ và cửa ra vào để tránh muỗi và côn trùng xâm nhập vào.

Hạn chế cho bé ra ngoài trời

Trong những ngày trời nồm, người lớn thường có cảm giác nóng bức ngay từ buổi sáng nên nghĩ rằng trời ấm và có thể cho trẻ ra ngoài. Song trên thực tế, ngoài trời vẫn se lạnh, nhiều mây mù, thời tiết ẩm ướt khiến trẻ khó chịu. Buổi trưa, nếu nắng lên trẻ cũng dễ bị mệt.

Do đó, không nên đưa trẻ ra ngoài nhiều. Ngoài đường không khí ẩm ướt, bụi bặm khiến trẻ càng dễ bị tái phát cơn hen hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp.

Các mẹ cũng không nên để trẻ ra ngoài khi trời mưa. Nếu phải đi thì nên mang theo một chiếc áo mưa, một chiếc ô và đôi giày chống thấm cho trẻ.

Phòng cảm lạnh và cúm

Trong những ngày này, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên rất dễ mắc bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm. Do đó, không nên cho trẻ tiếp xúc nóng – lạnh đột ngột, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm, ho, hắt hơi, sổ mũi… Ngoài ra, cũng nên chuẩn bị sẵn thuốc cảm lạnh, cảm cúm thông thường, siro ho, siro chống cảm lạnh/ sốt… phòng trường hợp trẻ bị ốm và không tiện đi khám bác sỹ. Song, nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ nhi khoa về liều lượng trước khi cho trẻ uống thuốc.

Hoài Thương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ