Mùa Xuân, nhiều bệnh lây nhiễm nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai suy yếu, là đối tượng dễ mắc các bệnh lây nhiễm theo mùa

Cách giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn

Dinh dưỡng cho bà bầu: Ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Bà bầu cần tránh những thực phẩm nào để có thai kỳ khỏe mạnh?

Làm thế nào để không còn nỗi ám ảnh với rạn da?

Phụ nữ mang thai dễ gặp biến chứng nguy hiểm

Thời gian gần đây, các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội ghi nhận rải rác ca bệnh thủy đậu, sởi, cúm mùa. Theo các bác sỹ, giai đoạn chuyển mùa Đông Xuân với nền nhiệt trong ngày thay đổi thất thường và độ ẩm cao sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Ngoài ra, thủy đậu có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với bóng nước, vết lở loét ở người bệnh.

Bệnh cúm thường gặp lúc giao mùa, tuy nhiên, phụ nữ mang thai không thể chủ quan. Một số chủng virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thuỷ tinh thể, sinh non hoặc thai chết lưu. Bà bầu cũng dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi…

Mắc thủy đậu trong thai kỳ nguy hiểm với cả người mẹ lẫn thai nhi

Mắc thủy đậu trong thai kỳ nguy hiểm với cả người mẹ lẫn thai nhi

Thủy đậu là bệnh ngoài da nhưng có thể gây ra những biến chứng viêm phổi, viêm não, rối loạn tâm thần nếu không được điều trị kịp thời. Trong trường hợp người mẹ chưa từng mắc thủy đậu trong đời, không may bị nhiễm bệnh trong thai kỳ sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Nếu thai phụ mắc thủy đậu ở 3 tháng đầu, virus thủy đậu có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh như: Bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân,... Nếu mẹ bầu mắc bệnh trong khoảng 13-20 tuần có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi như thiểu sản tiểu não, chứng đầu nhỏ, bất thường nhãn cầu, dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim.

Viêm não, viêm phổi cũng là biến chứng nguy hiểm do sởi ở người lớn. Ở bà bầu, viêm phổi kẽ hết sức nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hô hấp của cơ thể người mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, triệu chứng sốt cao do bệnh sởi tác động trực tiếp tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, dễ dẫn đến chết lưu, sảy thai, sinh con nhẹ cân.

Làm thế nào để có thai kỳ khỏe mạnh?

Tiêm vaccine phòng bệnh trước khi mang thai giúp mẹ và thai nhi có thể phòng tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Tiêm vaccine phòng bệnh trước khi mang thai giúp mẹ và thai nhi có thể phòng tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Trong thời gian mang bầu, sức đề kháng của cơ thể người mẹ suy giảm, nên rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus. Chính vì vậy, trước khi mang thai, chị em chủ động tiêm phòng vaccine theo khuyến cáo của cơ sở y tế. Cúm mùa, sởi và thủy đậu hiện đều có vaccine phòng bệnh với hiệu quả cao.

Vaccine phòng sởi được chế tạo từ những vi khuẩn sổng giảm độc lực, nên mẹ cần tiêm trước thời điểm dự định mang thai ít nhất là ba tháng. Vaccine phòng bệnh thủy đậu cũng cần tiêm trước khi mang thai.

Còn với vaccine phòng cúm được khuyến cáo tiêm hàng năm, trước mùa cúm để phòng bệnh từ sớm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ cũng khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai trong mùa cúm nên tiêm phòng cúm, bất kể trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ.

Nếu chưa kịp tiêm phòng trước khi mang thai, chị em nên hỏi ý kiến bác sỹ để có biện pháp tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm, hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn; Hạn chế đưa tay chạm mũi, mắt và miệng.

Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần đảm bảo nghỉ ngơi hợp lý, ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, bổ sung vitamin cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc (kháng sinh, kháng virus) khi chưa thăm khám tại bệnh viện, không có chỉ định của bác sỹ.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm