- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bà bầu nên ăn uống thế nào để có thai kỳ khỏe mạnh?
Làm thế nào để không còn nỗi ám ảnh với rạn da?
Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý?
“Điểm mặt” 7 loại trái cây tốt cho sức khỏe bà bầu
4 tư thế yoga tốt nhất cho bà bầu
Thực phẩm giàu tinh bột, ngũ cốc nguyên hạt
Trong thai kỳ, việc ăn đủ các thực phẩm giàu carbohydrate rất quan trọng vì chúng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, cũng như giúp bà bầu bổ sung chất xơ, khoáng chất và vitamin. Bà Bầu nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, hoặc các thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp khác.
Trái cây và rau củ
Các loại trái cây và rau củ đều giàu các loại vitamin, khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Trong số đó, phải kể tới vitamin A cần thiết cho sự phát triển của da, mắt, phổi và hệ tiêu hóa của trẻ.
Thực phẩm giàu protein
Protein rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Theo đó, bà bầu nên ăn từ 2 - 3 phần thực phẩm giàu protein mỗi ngày, bao gồm các loại thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, trứng, các loại đậu… Bạn nên ăn từ 1 - 2 phần cá béo (như cá mòi hoặc cá hồi) mỗi tuần, tránh các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu vua… vì chúng có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ.
Thực phẩm giàu protein cũng thường chứa nhiều sắt - dưỡng chất nhiều bà bầu thường thiếu trong thai kỳ.
Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa thường chứa nhiều protein, cũng như calci cần thiết cho sự phát triển của hệ xương khớp. Bạn có thể ăn 2 - 3 phần các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sữa không đường… trong ngày. Lưu ý, phụ nữ mang thai nên tránh các loại phô mai mềm (soft cheese) chưa được diệt khuẩn hay tiệt trùng vì chúng có thể chứa vi khuẩn có hại cho thai nhi.
Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa
Chất béo là một phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, không phải loại chất béo nào cũng tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa (như mỡ động vật, dầu dừa…) và thay bằng các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa (như các loại hạt và quả hạch, quả bơ, cá béo, dầu olive).
Uống đủ nước
Trong thai kỳ, việc uống đủ nước có thể giúp bà bầu giảm nguy cơ táo bón và nhiễm trùng đường tiết niệu. Phụ nữ mang thai có thể cần 2 - 2,3 lít nước/ngày, bao gồm cả lượng nước trong thức ăn và đồ uống. Trừ đi 20 - 30% lượng nước từ thực phẩm, trung bình bạn sẽ cần uống khoảng 1,6 - 1,8 lít (tương đương với 8 cốc) nước mỗi ngày. Lưu ý: Phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại đồ uống nhiều đường, nhiều caffeine.
Bổ sung thực phẩm chức năng
Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng đã có thể bổ sung hầu hết các vitamin, khoáng chất mà bạn cần trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số dưỡng chất như folate và vitamin D sẽ khó bổ sung đủ chỉ với chế độ ăn uống.
Phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sỹ về việc bổ sung các dưỡng chất này, bổ sung với liều cụ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên, thông thường, bạn có thể cần bổ sung folate từ trước khi mang thai và trong 12 tuần thai đầu tiên để ngăn ngừa nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi. Với vitamin D, bạn có thể cần bổ sung từ 10 - 25µg/ngày để giúp tăng khả năng hấp thụ calci, giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương khớp ở trẻ.
Bình luận của bạn