Phòng và trị nước ăn chân vào những ngày mưa

Dưới đây là phương pháp điều trị bệnh nước ăn chân rất đơn giản và hiệu quả.

Nhận biết những bệnh ngoài da phổ biến trẻ thường mắc vào mùa hè

Đôi bàn chân "kêu cứu" mùa mưa

Hắc lào - Cần điều trị ngay, tránh lây lan

Những bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa hè

Bệnh nước ăn chân là các vi nấm như trichophyton, nấm men candida albicans do chân, tay ngâm trong nước nhiều.

Biểu hiện của bệnh là các kẽ các ngón chân giữa bị nứt. Ở lòng bàn chân, các cạnh ngoài của bàn chân có thể có mụn nước hoặc mảng da dày màu nâu đỏ, gây ngứa. Nếu không được điều trị kịp thời, vết loét sẽ lan rộng và khiến người bệnh đi lại khó khăn.

Dưới đây là những cách điều trị nước ăn chân tự nhiên rất hiệu quả

Muối

Là 1 loại gia vị không thể thiếu trong biếp ăn của mỗi gia đình, muối ăn còn được sử dụng để sát khuẩn vết thương. Chỉ cần pha 1 thìa muối vào trong chậu nước ấm nhỏ sau đó ngâm chân 15 phút rồi lau chân thật khô và bôi kem trị nước ăn chân thoa nhẹ nhàng vào vùng da tổn thương. Thực hiện đều đặn hàng ngày, chân bạn sẽ không còn khó chịu nữa.

Gừng

 Gừng được coi là phương pháp chữa nước ăn chân rất hiệu quả. Đun sôi nước, đập dập một nhánh gừng, cho vào đun tiếp 20 phút. Đợi cho nước nguội, dùng nước đó để ngâm chân 2 lần/ngày.

Rượu và giấm

Rượu và giấm kết hợp với nhau có tác dụng trị các loại nấm gây nên chứng bệnh nước ăn chân. Rượu + giấm + nước pha theo tỷ lệ  1:1:10 tạo thành dung dịch, ngâm châm 15 phút rồi lau lại bằng khăn sạch. Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giảm được bệnh nước ăn chân và massage chân giúp chân được thoải mái hơn.

Lá trầu không

Lá trầu không có chứa kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn, chống viêm rất nhiệu quả. Bạn có thể lấy lá trầu không chà trực tiếp lên vùng da bị nước ăn hoặc lấy lá trầu giã nát rồi hoà với nước muối loãng để ngâm chân, bạn sẽ thấy chân mình thoải mái hơn trước rất nhiều.

Phòng bệnh nước ăn chân

Để phòng bệnh nước ăn chân bạn cần vệ sinh đôi chân thường xuyên mỗi ngày. Nên chọn loại tất có chất liệu thấm hút tốt, và thay tất ít nhất 2 lần mỗi ngày. Luôn giữ cho đôi bàn chân được sạch sẽ và khô ráo. Khi thấy các kẽ ngón chớm bị ngứa đỏ, không nên gãi nhiều sẽ gây nhiễm khuẩn cho chân. Chú ý giữ chân sạch, nhất là các kẽ ngón chân là nơi thường ẩm và bẩn, rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân, không để bẩn và ẩm ướt.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động