Tác dụng trị bệnh của qua lâu

Qua lâu vỏ màu xanh, có vằn trắng dọc theo quả, khi chín màu đỏ

Bảo tồn thuốc nam dựa vào cộng đồng

"Cây lạ" chữa rắn cắn

"Trị" cảm lạnh bằng Đông y

Trị ho cho trẻ bằng cây thuốc quanh nhà

Qua lâu (tên khoa học là Trichosanthes kirilowii Max) thuộc họ bí, dây leo, lá mọc so le, phiến lá xẻ thành nhiều thùy. Hoa qua lâu đơn tính màu trắng. Quả dài 8 - 10cm, đường kính 5 - 7cm, vỏ quả màu xanh, có vằn trắng dọc theo quả, khi chín màu đỏ. Trong quả có nhiều hạt hình trứng dẹt, dài 1,2 - 1,5cm, rộng 6 - 10mm, mặt ngoài màu nâu nhạt.

Qua lâu được trồng và mọc hoang ở vùng rừng núi (Cao Bằng, Lạng Sơn), thu hoạch vào mùa thu và phơi trong bóng râm

Bộ phận dùng làm thuốc là nhân của quả chín gọi là Qua lâu nhân, vỏ quả gọi là Qua lâu bì, rễ gọi là Thiên hoa phấn, nếu dùng cả nhân và vỏ gọi là Toàn qua lâu.

Thành phần hoá học của Qua lâu chủ yếu là chất saponin, triterpenoid, acid hữu cơ, resin, đường, dầu béo…

Qua lâu nhân có dầu béo, trong đó có nhiều loại cholesterol. Qua lâu bì có nhiều loại acid amin và chất giống alcaloid. Trong rễ qua lâu có rất nhiều tinh bột. Viện Nghiên cứu Y học Bắc Kinh nghiên cứu thấy trong Thiên hoa phấn có 1% saponosid.

Theo Trung Dược học, Triterpenoid saponin trong qua lâu có tác dụng khu đờm; Qua lâu nhân có nhiều chất béo nên có tác dụng gây xổ mạnh; Qua lâu bì có tác dụng nhẹ; Qua lâu sương có tác dụng hoà hoãn hơn; Qua lâu có tác dụng giãn động mạch vành rõ, gia tăng lưu lượng máu của động mạch vành, chống thiếu oxy và hạ mỡ máu.

Bên cạnh đó, Qua lâu có tác dụng ức chế trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn thổ tả và nấm gây bệnh ngoài da. Đặc biệt, qua lâu có tác dụng chống hoạt tính ung thư.

Một số bài thuốc thường dùng

Chữa viêm họng mất tiếng: Qua lâu bì, bạch cương tằm, cam thảo mỗi vị 10gr, gừng tươi 4gr. Rửa sạch cho 500ml nước sắc tới khi còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Một liệu trình 15 ngày.

Qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường

Chữa ho do đờm nhiệt: Toàn qua lâu thực 16gr, đởm nam tinh 5gr, hoàng cầm 16gr. Tán bột trộn mật, viên hoàn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 12gr. Mỗi liệu trình dùng 5 ngày.

Chữa táo bónToàn qua lâu thực 16gr, hỏa ma nhân 10gr với úc lý nhân 5gr, chỉ thực 4 gr, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Các vị rửa sạch cho 500ml nước sắc tới khi còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày. Một liệu trình  5 ngày.

Chữa đờm thấp và huyết ứ trệ: Với biểu hiện cảm giác khó thở, đau ngực, đau ngực xuyên ra sau lưng: Toàn qua lâu  16gr, thông bạch 20gr, bán hạ 16gr. Tất cả cho vào ấm đổ 750ml nước sắc tới khi còn 250ml nước, ngày uống 1 thang, chia 2 - 3 lần. Một liệu trình 5 ngày.

Chữa đờm và nhiệt tích tụ trong ngực và vùng thượng vị: Với biểu hiện cảm giác đầy chướng ngực và thượng vị. Toàn qua lâu 12gr, hoàng liên 4gr, bán hạ 12gr. Các vị rửa sạch cho nước 500ml sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày. Một liệu trình 5 ngày.

Chữa chứng hung tý không nằm được: Qua lâu, giới bạch, bán hạ, rượu trắng, sắc uống.

Chữa bệnh động mạch vành: Dùng Qua lâu chế thành viên, ngày 3 lần, mỗi lần 4 viên (lượng thuốc mỗi ngày tương đương 31,2g thuốc sống).

Chữa phế ung: Toàn qua lâu, ý dĩ nhân đều 15gr, cát cánh 10gr, kim ngân hoa 10gr, bồ công anh 12gr. Sắc uống.

Chữa tuyến vú viêm, sưng đau: Toàn qua lâu, kim ngân hoa, bồ công anh đều 15gr, sắc uống.

Chữa phụ nữ ít sữa cho con bú: Thiên hoa phấn đốt tồn tính, tán bột, ngày uống 16 - 20gr.

Qua lâu thực dùng trị chứng đờm do nhiệt táo nên không đem dùng cho chứng hàn đờm, thấp đờm, khí hư, thực tích sinh đờm. Qua lâu nhân có tác dụng nhuận trường mạnh, vì vậy, không nên dùng cho người Tỳ Vị hư yếu, sẽ gây tiêu chảy.

Thanh Hà H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất