Rối loạn giấc ngủ có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer?

Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer: 5 dấu hiệu cảnh báo sớm

Rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ tới 50%

Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày: Coi chừng mắc bệnh Alzheimer!

Nhiễm herpes có làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer?

Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời: 

Chào bạn!

Có hơn 50% người cao tuổi gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, thức dậy thường xuyên vào ban đêm và khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc. Những vấn đề này có thể là kết quả của một số bệnh, tác dụng phụ của một số loại thuốc, do thói quen ngủ kém hoặc do lo lắng, trầm cảm. 

Đúng là giấc ngủ bị gián đoạn là triệu chứng phổ biến ở người bệnh Alzheimer. Người bệnh Alzheimer thường ngủ ít hơn vào ban đêm và chất lượng của giấc ngủ cũng kém. Kết quả là họ thường cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và thường ngủ hàng giờ liền vào ban ngày. Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy rối loạn giấc ngủ có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer. Thậm chí nó còn xuất hiện trước các triệu chứng thường gặp của bệnh Alzheimer là suy giảm trí nhớ, thay đổi nhận thức... 

Một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái trên Tạp chí JAMA Neurology cho thấy, những người không gặp các vấn đề về nhận thức nhưng gặp các vấn đề về giấc ngủ có nhiều khả năng xuất hiện protein amyloid beta trong não. Amyloid có thể phá vỡ chức năng của các tế bào trong não, gây gián đoạn các tín hiệu thần kinh, làm tê liệt chức năng nhận thức của não bộ.

Một nghiên cứu khác được công bố đầu năm nay trên Tạp chí Science Translational Medicine cũng đánh giá mô hình giấc ngủ ở những người không có vấn đề về trí nhớ hoặc hành vi. Họ nhận thấy rằng không ngủ sâu giấc có thể làm tăng sự tích tụ protein Tau. Nồng độ protein Tau trong não tăng cao có thể làm hình thành các đám rối trong não và dẫn đến teo não. Đây là những hiện tượng thường gặp ở người mắc bệnh Alzheimer. 

Vì gia đình chồng bạn có tiền sử mắc bệnh Alzheimer nên chúng tôi khuyên bạn nên đưa chồng đến gặp bác sỹ. Không có xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Alzheimer, nhưng bác sỹ sẽ đưa ra một số bài kiểm tra để đánh giá chức năng nhận thức của người bệnh. Chồng bạn cũng có thể phải chụp CT hoặc MRI não để chẩn đoán hình ảnh não bộ. Mặc dù các bác sỹ không thể chữa khỏi được Alzheimer, song việc chẩn đoán sớm có thể đem đến những lợi ích nhất định. Trong đó, quan trọng nhất là người bệnh biết được mình có thể làm gì cũng như hạn chế làm những việc gì.

Ngoài liên quan đến bệnh Alzheimer thì ngủ đủ giấc mỗi đêm cũng có vai trò quan trọng với sức khỏe và tinh thần. Do vậy, chúng tôi khuyến khích chồng bạn nên trao đổi với bác sỹ để tìm ra những biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ. 

Gia Hân H+ (Theo Dailyjournalonline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị