Các loại thuốc dùng để điều trị run vô căn

Bệnh run vô căn hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu

Run tay có phải bệnh Parkinson?

Trẻ em cũng có thể bị run vô căn

Bệnh Parkinson và run vô căn có phải là một?

Run vô căn liên quan đến thừa protein trong não bộ

Mặc dù không có thuốc đặc hiệu điều trị run vô căn nhưng có một số loại thuốc có thể giúp cải thiện khả năng vận động, kiểm soát các cơn run. Khoảng 60% người mắc run vô căn đáp ứng với thuốc điều trị. Nhờ đó, người bệnh có thể chủ động trong các sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống. Một số động tác khó như xâu kim, viết chữ… có thể hầu không được cải thiện hoặc cải thiện ít sau khi uống thuốc.

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị run vô căn bao gồm thuốc chẹn beta (propranolol) và một loại chống thuốc động kinh có tên Mysoline (promidone). Thuốc Topamax (topiramate) – thuốc điều trị động kinh và đau nửa đầu, cũng có thể phát huy hiệu quả trong một vài trường hợp.Mục tiêu của việc điều trị run vô căn bằng thuốc là phục hồi khả năng vận động. Tuy nhiên, các bác sỹ sẽ phải cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro trong điều trị để quyết định có cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay không?. Dưới đây là các thuốc điều trị run vô căn và các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng:

Đối với những người bị run nhẹ, việc điều trị bằng thuốc là không cần thiết. Họ có thể tự cải thiện triệu chứng ở nhà bằng cách giảm căng thẳng, hạn chế thực phẩm có caffeine (trà, cà phê, nước tăng lực, chocolate…) và nicotine (thuốc lá) bởi đó là các yếu tố làm tăng run.

Thuốc chẹn beta (beta-blockers)

Inderal (propranolol) là thuốc chẹn beta đã được sử dụng để điều trị run vô căn trong hơn 40 năm qua. Thuốc Inderal cải thiện khả năng vận động bằng cách ngăn chặn các xung thần kinh đến các cơ. Khoảng 50 – 60% người sử dụng Inderal có cải thiện đáng kể về vận động, giảm run ở tay và giọng nói nhưng không đáng kể. Ngoài Inderal, thuốc Lopressor cũng là thuốc chẹn beta và có hiệu quả trên một số người.

Tác dụng phụ của thuốc chẹn beta

Không phải người bệnh run vô căn nào cũng có thể được chỉ định dùng thuốc chẹn beta. Những người sau không nên uống thuốc chẹn beta:

- Bị bệnh hen suyễn hoặc các bệnh khác liên quan đến phế quản (thuốc chẹn beta có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn trầm trọng hơn).

- Bị bệnh động mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim.

- Bị bệnh thận.

- Bị bệnh gan

- Bị bệnh đái tháo đường.

- Đang mang thai hoặc cho con bú.

Điều trị run vô căn bằng thuốc chẹn beta

Thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

- Làm chậm nhịp tim

- Gây tụt huyết áp

- Ngất xỉu

- Vô cảm

- Mệt mỏi

- Rối loạn cương dương

- Trầm cảm

Nếu dùng thuốc Inderal, bác sỹ sẽ theo dõi nhịp tim và huyết áp của bạn. Inderal có thể sử dụng để điều trị run vô căn trong thời gian dài, tuy nhiên, gần 10% bệnh nhân bị mất khả năng dung nạp thuốc sau 1 năm sử dụng. Trong trường hợp này, bác sỹ sẽ chỉ định một loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác.

Thuốc Mysoline

Mysoline (primidone) là một lại thuốc chống động kinh, cũng có hiệu quả trong điều trị run vô căn, đặc biệt là những người bị run tay. Mysoline có tác dụng tương tự như Inderal, tức là ức chế hầu hết các cơn run ở người bệnh. Tuy nhiên, cũng như Inderal, có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị mất khả năng dung nạp thuốc sau khoảng 1 năm điều trị.

Mysoline thường được chỉ định cho những người không dung nạp thuốc Inderal hoặc kết hợp với Inderal để cải thiện triệu chứng bệnh run vô căn.

Tác dụng phụ của thuốc Mysoline

Mysoline có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trong những ngày điều trị đầu tiên (hoặc lâu hơn). Các tác dụng phụ bao gồm:

- Đi lại khó khăn

- Chóng mặt

- Buồn nôn

- Buồn ngủ

- Lẫn lộn

- Mệt mỏi

Mặc dù hiếm nhưng thuốc này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như các vấn đề ở tế bào máu và tủy xương. Vì thế, bác sỹ sẽ kiểm tra lượng máu của bạn 6 – 12 tháng một lần.

Mysoline có thể tương tác với thuốc phenobarbital (thuốc chống co giật), không nên dùng kết hợp hai loại này.

Trước khi uống thuốc Mysoline, cần thông báo với bác sỹ nếu bạn đang có các vấn đề sau:

- Đang mang thai hoặc cho con bú

- Đang uống các loại thuốc khác

- Có bệnh ở gan hoặc thận.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng Mysoline, bạn cần tránh đồ uống có cồn như rượu, bia. Mọi sự thay đổi về liều lượng thuốc đều phải được sự đồng ý của bác sỹ.

Thuốc chống lo âu benzodiazepines

Những thuốc chống lo âu như: Benzodiazepines (Xanax, Klonopin, Valium và Ativan) có thể hữu ích với các trường hợp run không đáp ứng với các thuốc khác hoặc run do lo âu.

Thuốc này có thể giảm bớt các cơn run do căng thẳng hoặc lo âu. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm nhầm lẫn, mất trí nhớ. Vì thế, đây không phải là giải pháp lâu dài để điều trị run vô căn.

Thuốc chống lo âu có thể gây tác dụng phụ là nhầm lẫn, mất trí nhớ

Tiêm Botulinum Toxin

Phương pháp điều trị này dùng cho những người bị run đầu trầm trọng.Cơ chế tác động của thuốc là làm giãn cơ, mềm cơ, từ đó giúp giảm run.

 Một số nghiên cứu cho thấy tiêm Botulinum Toxin cải thiện đáng kể triệu chứng run đầu, nói run run. Với run tay phương pháp này không hiệu quả.

Không dùng thuốc này nếu bạn đang mang thai, bại liệu hoặc hội chứng nhược cơ Eaton-Lambert.

Rượu

Một ly rượu hoặc một ly cocktail có thể làm giảm cơn run ngay lập tức, hiệu quả của rượu kéo dài trong 1 giờ. Tuy nhiên, sau 1 giờ, người bệnh có thể vẫn tiếp tục bị run.

Các thuốc điều trị run vô căn mới được áp dụng

Topamax (topiramate)

Thuốc Topamax có tác dụng chống co giật, trước đây thường được sử dụng để điều trị động kinh và đau nửa đầu. Thời gian gần đây, có nhiều bằng chứng cho thấy nó hiệu quả đối với đối với việc kiểm soát triệu chứng run ở một số người bệnh. Tác dụng phụ của thuốc là ngứa ran, giảm cân, buồn ngủ và lú lẫn.

Neurontin

Neurontin thường được sử dụng để điều trị run vô căn ảnh hưởng đến tay. Thuốc Neurontin chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn và không kết hợp với các thuốc khác. Tác dụng phụ hiếm gặp của Neurontin bao gồm:

- Đi lại khó khăn

- Dễ kích động

- Tăng cân

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh