"Sa sút" trí nhớ tuổi đôi mươi

Đãng trí giờ không còn là bệnh của người già

Cải thiện sự "đãng trí"

Chống đãng trí bằng 4 bí quyết đơn giản

Bánh quy, thịt rán cũng có thể gây giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ vì hay lo lắng

83% người trẻ tuổi bị suy giảm trí nhớ

Khoảng 20% bệnh nhân dưới 35 tuổi bị "đãng trí"

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), suy giảm trí nhớ đang ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 36 triệu người trên thế giới. Với tốc độ gia tăng suy giảm trí nhớ như hiện nay, số người bệnh sẽ tăng gấp đôi trong vòng 15 năm nữa và đến năm 2050 có thể lên tới 1 tỷ người.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng - Phó Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM, tuy chưa có khảo sát chính thức về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ nhưng những thống kê sơ bộ từ Hội Thần kinh học TP.HCM cho thấy, cứ 100 người trẻ đến khám bệnh ở các bệnh viện công tại TP.HCM thì có đến 20 người gặp trục trặc về suy giảm trí nhớ, trong đó không hiếm các trường hợp "đãng trĩ" khi chỉ mới 20 tuổi.

Ở Việt Nam, khoảng 20% bệnh nhân dưới 35 tuổi của các phòng khám thần kinh gặp vấn đề về suy giảm trí nhớ. Tại Australia, theo một khảo sát năm 2014, gần 24.500 công dân trẻ nước này mắc hội chứng đãng trí - một dạng suy giảm trí nhớ. Thông thường, sau tuổi 30, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do làm hủy hoại các tế bào thần kinh khiến chức năng não rối loạn và gây suy giảm trí nhớ. Hiệp hội Azheimer của Australia cảnh báo rằng, tuổi 35 không còn là độ tuổi quá sớm để phòng bệnh. Như vậy, "trẻ hóa" độ tuổi thoái hóa thần kinh là tình trạng chung của thế giới chứ không phải chỉ riêng Việt Nam.

Đáng trĩ - bệnh của thời hiện đại

Đáng trĩ xảy ra thường do áp lực công việc, làm nhiều việc cùng một lúc

BS. Nguyễn Ngọc Quang - Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM cho biết, biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ được phân thành 2 nhóm chính: Chứng loạn trí nhớ về không gian (quên đường, mất định hướng ở những nơi quen thuộc...) và chứng quên toàn bộ thoáng qua (quên tên người quen, quên sự việc mới xảy ra, quên việc sếp giao, quên bài vừa học...). Suy giảm trí nhớ khiến bệnh nhân giảm năng lực làm việc, khó sáng tạo, tư duy, suy nghĩ. Đặc biệt những người này rất dễ cáu kỉnh và thiếu kiềm chế trong ứng xử, giao tiếp.

Theo PGS.TS.BS Thi Hùng, xã hội phát triển khiến người trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống dẫn đến stress. Các bệnh lý thoái hóa thần kinh vì vậy tăng cao mà không do tác động tuổi tác. Người trẻ dễ kích động, cáu gắt, mất tập trung, xử lý công việc chậm, hay nhầm lẫn… Họ chật vật hơn khi đi làm, kiếm tiền và xử lý các mối quan hệ xung quanh trong xã hội hiện đại.

Qua nhiều nghiên cứu tìm tòi, các nhà khoa học đã đúc kết được 7 nguyên nhân khiến bệnh suy giảm trí nhớ lại có xu hướng "trẻ hóa" như vậy:

- Trầm cảm: Khi chán nản, sẽ rất khó tập trung và nhớ lại nhiều thứ vì mối bận tâm của họ hiện tại là những cảm xúc tiêu cực kia. Trên thực tế, không ai có thể miễn nhiễm với trầm cảm. Trầm cảm thậm chí có thể xảy ra ngay cả với trẻ con nếu chúng phải thường xuyên tiếp xúc với các tình huống căng thẳng.

Buồn bực, lo âu thường khiến bạn hay quên

Một số trường hợp có thể làm cho con người bị trầm cảm. Chẳng hạn cái chết của người thân yêu, thiếu sự quan tâm từ gia đình... Cảm xúc tiêu cực bao gồm cả sự giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể làm cho bạn mau quên, mất khả năng tập trung.

- Làm nhiều việc cùng lúc: Đa phần chúng ta có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng hoàn thành được nhiều việc càng nhanh càng tốt. Trong khi nhiều người nghĩ điều này là tốt nhưng thói quen này về lâu dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Thậm chí, vào thời điểm tâm trí của bạn bị quá tải với những việc cần làm có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

- Che giấu cảm xúc thật: Có những người luôn rèn luyện bản thân để che giấu cảm xúc thật của mình khỏi sự sợ hãi, xấu hổ hay tự hào. Họ có xu hướng bỏ qua khía cạnh tình cảm trong cuộc sống, vì vậy họ không còn gắn kết cảm xúc với suy nghĩ của bản thân. Như thế sẽ giúp người đó thực hiện tốt công việc hoặc nghiên cứu ngay cả khi cuộc sống của họ đang ở trong tình trạng hỗn độn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với trí nhớ của chính họ.

- Lạm dụng chất gây nghiện: Một số loại thuốc bị đưa vào danh mục cấm bởi một lý do rõ ràng là chúng không mang lại bất kỳ lợi ích nào mà còn gây hại cho sức khỏe. Một khi cơ thể đã trở nên quen với những chất này, họ dần đánh mất những thói quen tốt của mình. Bên cạnh vấn đề về thể chất và tâm lý, lạm dụng chất gây nghiện có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ vì các chất này ảnh hưởng đến vùng hippocampus và một phần của não đảm nhận chức năng nhận thức. Kết quả là trí nhớ sẽ kém dần đi.

Lạm dụng rượu gây suy giảm trí nhớ

- Uống quá nhiều rượu: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy lạm dụng rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và tâm thần, bao gồm suy giảm trí nhớ. Nghiện rượu có thể dẫn đến trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ tạm thời bởi khi rượu được hấp thu vào cơ thể sẽ ngăn chặn khí oxy lưu thông lên não, đặc biệt là ở khu vực có chứa cồn. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra tác động tiêu cực trên toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương.

- Thiếu thiamine (vitamin B1): Thiamine là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Ngoài ra, vitamin B1 có trách nhiệm đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Theo các chuyên gia, một lượng lớn vitamin này nằm trong bộ não, chúng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.

Những người không nhận được đủ lượng thiamin từ chế độ ăn uống có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff - một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy bổ sung đủ lượng thiamine trong ngày, tối đa 1,2 mg cho người lớn (nam là 1,4 mg và nữ là 1 mg).

- Thiếu ngủ: Giấc ngủ giúp "hồi phục" cơ thể và tâm trí của bạn, là thời gian cho các tế bào và mô được phục hồi. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Các sóng não cũng có thể chuyển những kỷ niệm này đến vỏ não trước trán, đó là nơi lưu trữ giống như các “cửa hàng ký ức” trong thời gian dài. Khi bạn không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ), những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. 

Não bộ cần được "hoạt động" đều đặn

PGS.TS.BS Thi Hùng cho biết, để cải thiện trí nhớ, não bộ rất cần được hoạt động đều đặn, kể cả đối với người cao tuổi. Luyện khả năng ghi nhớ của não bằng các trò chơi trí tuệ hoặc đăng ký học ngoại ngữ, tham gia các hoạt động cộng đồng, biến công việc thành sở thích và cần có nghỉ ngơi phù hợp tránh để đầu óc căng thẳng.

Ngủ đủ giấc là cách để cải thiện trí nhớ

Ngoài ra, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, sử dụng các loại thực phẩm như cá, trứng, sữa hoặc sử dụng TPCN bổ sung vi chất, vitamin cho não bộ, chú ý rèn luyện thể chất, ngủ đủ giấc và tránh các thói quen có hại như sử dụng rượu bia, thuốc lá, thức khuya, làm việc quá sức...

BS. Quang khuyên những người cảm thấy mình hay quên, khi làm việc gì đó hãy cố gắng tập trung. Chẳng hạn làm một việc cho xong hẳn rồi hãy làm sang việc khác. Có bệnh nhân kể với bác sỹ họ hay làm nhiều việc một lúc như vừa xem tivi, vừa viết báo cáo, hoặc vừa nấu cơm, vừa nghe điện thoại. Kết quả, việc nào họ cũng làm hỏng, đôi khi còn để xảy ra những sai sót nghiêm trọng.

Sản phẩm tham khảo:

OTIV
Thành phần: Blueberry Extract (4:1):100mg, GinkgoPure (Ginkgo Biloba Extract):80mg.
Công dụng:
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan mạch máu não: đau nửa đầu, thiếu máu não, tai biến mạch máu não có liên quan đến xơ vữa mạch máu.
- Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer
- Giúp hỗ trợ điều trị stress.
- Duy trì khả năng thính giác và thị giác.
- Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Thông tin về sản phầm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố.


DOSAKA
Thành phần: Enzyme Nattokinase: 300 FU. tá dược: vừa đủ một viên nang.
Công dụng:
Hỗ trợ ngăn ngừa và làm tan các cục máu đông, tăng tuần hoàn và lưu thông máu.
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não, di chứng do tai biến mạch máu não, thiểu năng tuần hoàn, suy giảm trí nhớ, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…
- Hỗ trợ điều hòa huyết áp, do Nattokinase là chất ức chế enzym biến đổi angiotensin.
- Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Thông tin về sản phầm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố.
Minh Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh