Xe lăn cải tiến giúp giảm bớt sức lao động cho nhân viên y tế - Ảnh: MOH.
Trần Lập: “Mọi người đừng ngạc nhiên khi tôi ngồi xe lăn hát”
Nghệ sỹ Hán Văn Tình tự "chế" xe lăn cho vợ ngồi sau tai nạn
550 xe lăn đến với người khuyết tật
3 công trình y tế được trao giải thưởng cao quý của Nhà nước
Theo thông tin từ Bộ Y tế, vừa qua, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2023.
Ấn phẩm giới thiệu các công trình, giải pháp sáng tạo khoa học và công nghệ lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã đạt giải tại các cuộc thi từ năm 2021 đến tháng 6/2023.
Trong số 79 công trình vinh dự được ghi vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam có sáng kiến "Xe lăn cải tiến" phục vụ bệnh nhân nặng của Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thanh Hà, Trưởng khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh và cộng sự).
Bác sĩ Hà cho biết, xe lăn là một thiết bị không thể thiếu tại các cơ sở khám chữa bệnh, phục vụ vận chuyển bệnh nhân. Việc sử dụng xe lăn để đưa bệnh nhân từ khoa điều trị đến các khoa khác là rất cần thiết.
Những trường hợp nặng phải duy trì thở oxy, nếu được chỉ định đi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng (chụp, chiếu, xét nghiệm...) phục vụ chẩn đoán bệnh, bệnh viện phải bố trí ít nhất 2 y, bác sĩ đi cùng, sử dụng thêm bình oxy, bóp bóng Ambu...
Để giảm bớt sức lao động cho nhân viên y tế, giảm cồng kềnh thêm dụng cụ đẩy bình oxy, vị bác sĩ này đã nghiên cứu, cải tiến xe lăn.
Chiếc xe này được thiết kế bởi khung chắc chắn, hình dáng như chiếc ghế ngồi có tựa lưng, bê mặt bằng nệm êm và có thêm bánh xe cùng tay cầm để đẩy hoặc cho người bệnh ngồi tự di chuyển. Xe gồm 4 bộ phận: xe lăn tay; bình oxy hỗ trợ; Ambu bóp bóng và túi đựng thuốc cấp cứu.
Các bộ phận của xe lăn cũ được thiết kế kết hợp lại thành một xe lăn hoàn chỉnh, đảm bảo các chức năng. Xe dễ sử dụng và gấp gọn nên rất tiện lợi.
Chiếc xe sau khi hoàn thành được thử nghiệm tại khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ đem lại kết quả ngoài mong đợi, có thể áp dụng vào tất cả các khoa lâm sàng.
Bác sĩ Hà cho biết chi phí cho việc cải tiến một chiếc xe khoảng 150.000 đồng, rất phù hợp để nhân rộng, đặc biệt là với những bệnh viện có điều kiện kinh phí còn hạn chế. "Thời gian qua, nhiều trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện đã áp dụng mô hình này. Một số bệnh viện ngoài tỉnh cũng xin mô hình này để đưa vào hoạt động", bác sĩ cho hay.
Ngoài công trình "Xe lăn cải tiến" bác sĩ Hà còn có rất nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu đã được các cấp ngành ghi nhận, ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn khám, chữa bệnh tại cơ sở.
Tiêu biểu như các đề tài Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hạ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2; Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hạ kali máu ở bệnh nhân Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ...
Sáng kiến xe lăn cải tiến trước đó đã được Sở Y tế Hà Tĩnh công nhận sáng kiến cấp cơ sở; đạt giải trong Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh lần thứ 11. Sáng kiến cũng đã đạt giải khuyến khích Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (năm 2020 - 2021); nhận bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Trung ương, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam năm 2021.
Trong lĩnh vực y tế, còn một số công trình tiêu biểu được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023 có sức lan tỏa cao như: mô hình "Ngân hàng sữa mẹ" của thạc sĩ Lê Thị Thùy Trang, Bùi Minh Cường, Nguyễn Thị Thu Hà và các cộng sự Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh; ứng dụng phương pháp nút mạch kết hợp phá hủy khối u bằng MWA (đốt nhiệt vi sóng) trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) của nhóm tác giả Lê Tiến Hưng, Đoàn Thị Huệ và các cộng sự.
Bình luận của bạn